Hướng dẫn làm đề văn phân tích bài thơ Bác ơi - Tố Hữu chi tiết nhất

28/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn làm đề văn phân tích bài thơ Bác ơi - Tố Hữu chi tiết nhất

Bác ơi là một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Tố Hữu. Dưới đây là gợi ý phân tích bài thơ Bác ơi trong chương trình Ngữ văn 12.

TOP 3 bài văn mẫu cảm nhận 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc hay nhất

Văn mẫu 12: Viết bài nghị luận văn học Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết từng khổ

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bác ơi!

Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Trong dịp lễ Quốc tang lãnh tụ vĩ đại, bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu được giới thiệu trên báo Nhân dân, sau này in trong tập thơ Ra trận.

Bài thơ gồm có 52 câu thơ thất ngôn, chia đều thành 13 khổ thơ. Bốn khổ đầu thể hiện nỗi đau thương bao trùm sông núi và lòng người. Sáu khổ thơ giữa ca ngợi công đức to lớn của Bác Hồ. Ba khổ thơ cuối nói lên nỗi thương tiếc Người và nguyện thực hiện lời Bác dặn. Đây là khổ thơ thứ 7 nằm trong phần 2 bài thơ Bác ơi!

Phân tích bài thơ Bác ơi! đoạn 1

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Đoạn thơ đã ca ngợi tầm vóc và tâm hồn cao cả, lớn lao, tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ kính yêu. Mỗi câu thơ là một khám phá, một nét vẽ tuyệt đẹp tâm hồn của Bác.

phân tích bài thơ Bác ơi

Câu thơ thứ nhất

Câu thơ thứ nhất là một so sánh, một lời ngợi ca khẳng định:

Bác sống như trời đất của ta.

“Trời đất của ta” là quê hương đất nước, là xứ sở thân yêu của ta vô cùng tươi đẹp, rộng lớn và vĩnh hằng. Cuộc đời “79 mùa xuân” và đời sống tinh thần của Bác được so sánh với “trời đất của ta” nhằm ca ngợi tầm vóc lớn lao và cao cả của Người. Đó là sự nghiệp cách mạng cứu nước cứu dân, là lí tưởng và đạo đức cách mạng của Bác Hồ.

Đó là một tâm hồn trong sáng, thanh cao, thoát khỏi mọi ràng buộc của danh lợi vươn tới cái vô cùng, cái cao cả. Là một chiến sĩ “Mong manh áo vải, hồn muôn trượng”. Là một lãnh tụ “Một đời thanh bạch, chẳng vàng son”. Là một con người Việt Nam mang cái tên đẹp “Ái Quốc” đã “Ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Lấy thiên nhiên để so sánh với con người là một cách nói quen thuộc của nhân dân ta.

phân tích bài thơ Bác ơi

Ba câu thơ tiếp theo

Ba câu thơ tiếp theo nói lên lẽ sống cao đẹp và trái tim yêu thương mênh mông của Hồ Chủ tịch hướng tới năm đối tượng. Bác “Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa”. Hai vế tiểu đôi: “từng ngọn lúa /mỗi cành hoa” là biểu tượng về thiên nhiên, về sự sông cần lao, về cái đẹp ưong cuộc đời. Bác có nói: “Đất nước ta là một vườn hoa đẹp, mỗi người là một bông hoa đẹp”. Tất cả đều được Bác yêu thương quý trọng.

Chữ “từng”, chữ “mỗi” thể hiện sâu sắc sự chăm chút yêu thương của Bác đối với thiên nhiên và sự sống. Câu thơ thứ ba “Tự do cho mỗi đời nô lệ” nói lên lẽ sống cao đẹp của Người. Tự do, chiến đấu cho tự do, “Tự do cho đồng bào tôi, tự do cho Tổ quốc tôi” là ý nguyện suốt đời của Bác.

Tự do là lí tưởng cao đẹp của Hồ Chủ tịch. Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Người đã viết: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Câu thơ của Tố Hữu đã ca ngợi “Hồ Chí Minh là lương tâm của thời đại”.

Câu thơ cuối đoạn

Câu thơ cuối đoạn cũng có 2 vế tiểu đối thể hiện tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ hướng tới hai lứa tuổi trong xã hội là em thơ và các cụ già Việt Nam:

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

“Để” có nghĩa là “để dành cho”. Chữ “tặng” thể hiện một tấm lòng, một cách ứng xử cùng trân trọng quý mến. Với tuổi thơ Việt Nam, Bác đã dành cho tất cả tình thân yêu. San sẻ một ánh trăng thu sáng ngời. Nhiều cái hôn Bác dành cho các cháu gần xa. Cả ba câu thơ đều viết dưới hình thức liệt kê và đối xứng, tựa như những trang đời của Bác Hồ được dần mở rộng ra.

Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu không có hình tượng mĩ lệ, nhưng đọc lên, “tình thơ hương thơ, hồn thơ” cứ quyện lấy lòng ta mãi. Tố Hữu đã dùng cách nói bình dị, hồn nhiên để thể hiện cái cao cả vĩ đại, đó là tâm hồn và nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh. Các vị ngữ được sử dụng: “sống”, “yêu”, “cho”, “để” , “tặng” – đã cho thấy ngòi bút nhuần nhị, tinh tế của Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Đoạn thơ trên đây đã trở thành câu hát của mỗi chúng ta khi nhắc đến tên Người với niềm tự hào và biết ơn vô tận.

Phân tích bài thơ Bác ơi! đoạn 2

Hình tượng Bác Hồ được thể hiện trên nhiều khía cạnh, phương diện:

a. Về lí tưởng và lẽ sống:

-  Ôm cả non sông mọi kiếp người

-  Tự do cho mỗi đời nô lệ

-  Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Đó là lí tưởng sông cao đẹp, là lẽ sống quên mình vì mọi người của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng". Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc, lo cho mỗi sinh linh bé nhỏ được tự do hạnh phúc, yên vui.

b. Niềm vui và tình thương của Người được thể hiện ở nhiều cung bậc, góc độ:

-   Bác đau: dân nước, năm châu; lo: muôn mối; yêu: ngọn lúa, cành hoa; nhớ: Miền Nam; vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung..

-   Bác nghe từng bước ra tiền tuyến: lắng mỗi tin mừng...

Tất cả những động từ biểu thị tâm trạng trong các khổ thơ đã vẽ lên chân dung của Bác. Người dành cả trái tim, tấm lòng, trí óc, bầu nhiệt huyết cho nhân dân. Tất cả những điều mà người quan tâm tới không có gì dành có cá nhân, cho riêng bản thân Người mà đều vì dân tộc, Tổ quốc. Thế mới thấy hết được trái tim của người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.

phân tích bài thơ Bác ơi

c. Di sản Người để lại:

-  Bác để tình thương cho chúng con

-  Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng...

Những gì mà Người để lại cho dân tộc đã vượt lên trên giá trị vật chất tầm thường, món quà vô giá Người để lại là di sản tinh thần, đó là tình yêu thương, là một trái tim chỉ biết quên mình; đó là một cuộc đời đơn giản, thanh bạch, cao quý. Chính sự giản dị, thanh bạch trong lối sống đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh vĩ đại, khắc sâu trong mỗi trái tim Việt Nam hơn mọi bức tượng đồng được xây dựng công phu. Lời thơ là lời ngợi ca sự tồn tại vĩnh hằng của một cuộc đời rất đỗi giản dị, thanh cao đã hi sinh cho giông nòi, dân tộc này.

Phân tích bài thơ Bác ơi! đoạn 3

-  Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà là tiếng lòng cảm xúc của cả dân tộc Việt Nam.

Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác Hồ thường trực trong trái tim hàng triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy là nghìn thu, muôn thuở như cuộc đời của Bác, sự nghiệp của Bác, nhưng lời thơ không bị luỵ. Vì tác giả đã khẳng định về sự bất diệt và sức sống vĩnh hằng của trái tim Hồ Chí Minh. Sự ra đi của Bác cũng chỉ là cuộc hành trình về với tổ tiên:

“Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác, LêNin thế giới người hiền"

Đó cũng chính là động lực thúc đẩy cả dân tộc tiếp tục con người mà Bác đã lựa chọn và theo đuổi.

-   Lời thơ là lời biết ơn sâu nặng công lao của Hồ Chí Minh, đồng thời trước cái chết của Người, nhiều đứa con của Người đã thấy tâm hồn mình được thanh lọc tâm hồn, được trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Đó là sức mạnh tinh thần mà Bác đã tạo ra, nhân cách của cuộc đời Bác đã là một tấm gương sáng mà mỗi người có thể tự soi chiếu để mình được trong sáng hơn.

-   Cuối bài thơ là lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước Bác:

+ Không dám khóc nhiều

+ Chúng con cùng nhau tiến lên...

+ Nguyện cùng Người vươn tới mãi... Lời thơ là lời thề hứa, bởi vậy giọng điệu câu thơ khoẻ khoắn, rắn rỏ: Lời thề hứa cũng là lời đáp lại những mong mỏi của Người, đáp lại những lời băn khoăn trăn trở mà Người đang thực hiện dang dở. Bởi vậy có thể thấy tình cảm thiết tha sâu nặng ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người. Tinh thần nhân văn của bài thơ cũng chính là ở đó.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: