Hướng dẫn viết đề phân tích bài thơ nói với con của Y Phương

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Hướng dẫn viết đề phân tích bài thơ nói với con của Y Phương

Nói với con, trò chuyện với con, dặn con…là đề tài thường thấy trong thơ ca nhân loại nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong đó, bài thơ Nói với con của của Y Phương mang một vẻ đẹp riêng, “thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi”. Qua phân tích bài thơ nói với con của Y Phương là một bài thơ hay, một bông hoa nghệ thuật đầy sắc hương của núi rừng biên giới phía Bắc

Dàn ý chi tiết và văn mẫu Viếng lăng Bác ôn thi vào 10 ngữ văn

Văn mẫu anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ôn thi vào 10 môn Văn

phân tích bài thơ nói với con

Hoàn cảnh ra đời bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương

Trước khi đi vào phân tích bài thơ nói với con, chúng ta cần hiểu được ý nghĩa nhan đề tác phẩm. Bài thơ Nói với con ra đời năm 1980, khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh và có vô vàn khó khăn. Đó là thời kì cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mĩ lâu dài và gian khổ. Đó là lời tâm sự của tác giả dành cho đứa con gái đầu lòng của mình hay cũng chính là lời căn dặn của tác giả với thế hệ: phải biết trân trọng và tiếp bước những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Phân tích bài thơ nói với con 4 câu thơ đầu khổ 1

Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái là một trong những điều tốt đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người. Đấy là thứ tình cảm thiêng liêng, được nói đến nhiều trong ca dao, tục ngữ, trong những lời thơ, câu hát

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con lớn

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

Bài thơ Nói với con của Y Phương cũng chính là nỗi lòng yêu thương của tác giả dành cho đứa con nhỏ. Khi phân tích bài thơ nói với con khổ 1 bốn câu thơ đầu, học sinh phải chỉ ra được những hình ảnh cụ thể, đối xứng hài hòa. Từ đó, tác giả đã vẽ nên hình ảnh một mái ấm gia đình hạnh phúc, đầm ấm và quấn quýt.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Về nghệ thuật, lời thơ của bốn câu đầu rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ, mộc mạc mà gợi cảm, khiến cho tình cha con thêm chân thành, thấm thía. Trong quá trình giảng đề phân tích bài thơ nói với con giáo viên văn sẽ luôn nhắc học sinh phải chỉ ra được biện pháp tu từ và tác dụng của nó chứ không chỉ diễn xuôi bài thơ.

Nội dung phân tích bài thơ nói với con khổ thơ thứ nhất

Về nội dung, ta chú ý phân tích hình ảnh Người con được chăm bẵm, chở che trong vòng tay ấm êm của cha mẹ. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận.

Đứa con thơ tập đi những bước chân chập chững, tập nói bi bô, cả nụ cười khanh khách lúc nô đùa, vui chơi, rồi cả những lúc sà vào lòng cha mẹ để được nũng nịu, vỗ về.

Tất cả những điều trên, khi viết đề phân tích bài thơ nói với con, học sinh phải nêu bật lên được một bức tranh về cuộc sống gia đình giản dị mà ngập tràn niềm vui. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng, vỗ về, ủi an con, là nơi bình yên và ấm áp đến lạ kì mà con phải luôn nhớ về

phân tích bài thơ nói với con

 

Phân tích bài thơ nói với con 7 câu thơ tiếp theo khổ 1

Cội nguồn sinh dưỡng của con người không chỉ có tình yêu thương của gia đình. Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã gợi ra một cội nguồn rộng lớn hơn, đó là sự đùm bọc của quê hương, sự chở che của con người, thiên nhiên nơi đây

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát

Người đồng mình là cách nói mang tính địa phương tác giả, đùng để chỉ những người dân quê mình. Đây là cách nói vô cùng đặc sắc và để viết được bài phân tích bài thơ nói với con hay nhất, học sinh cần đi sâu tìm hiểu hình ảnh “người đồng mình” này.

Cụ thể, đối với cha, họ là những con người đáng yêu, đáng mến vô cùng. Họ chăm chỉ, cần cù, hăng say trong lao động sản xuất. Cuộc sống lao động tuy vất vả nhưng họ vẫn lạc quan, tự tạo niềm vui cho cuộc sống bằng những lời ca, tiếng hát ngân vang khắp núi rừng, giăng mắc khắp mọi nơi

Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

Rừng núi quê mình mang một vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Rừng không chỉ cho chúng ta những nguồn tài nguyên quý giá, nuôi dưỡng sự sống cho con người, mà rừng còn cho hoa.

Hoa ở đây vừa mang ý nghĩa thực chỉ những bông hoa của tự nhiên vừa mang ẩn ý: chính quê hương đã góp phần hun đúc, hình thành nên những tâm hồn cao đẹp cho con người nơi đây. Còn con chính là món quà đẹp đẽ nhất mà cha mẹ nhận được trong cuộc đời.

Phân tích bài thơ nói với con khổ thơ thứ 2 - 9 câu đầu

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Cách nói người đồng mình

Ở phần đầu, Y Phương đã viết: “Người đồng mình yêu lắm con ơi”, thì ở phần hai, mở đầu đoạn thơ ông lại nhấn giọng. Lời cha nói với con nghe thật ngọt ngào thiết tha: “Người đồng mình thương lắm con ơi”. “Người đồng mình” là đồng bào quê hương mình, là bà con dân tộc Tày, dân tộc Nùng… nơi “nước non Cao Bằng”, nơi “gạo trắng nước trong”. Phải yêu, phải thương “người đồng mình” rất đẹp, rất đáng tự hào. Không bao giờ lùi bước trước mọi thử thách khó khăn. Tâm càng sáng, chí càng cao càng bền, tầm nhìn càng xa càng rộng:

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

phân tích bài thơ nói với con

Cha nói với con, dạy bảo con về đạo lí làm người. Trong bất cứ thời gian nào, hoàn cảnh nào “cha vẫn muốn”, cha vẫn mong con biết ngẩng cao đầu và sống đẹp. Quê hương sau những năm dài chiến tranh còn nhiều khó khăn chưa đẹp, chưa giàu. Đường đến các bản còn ”gập ghềnh”, còn nhà sàn vách nứa, thung còn “nghèo đói” thiếu thốn khó khăn. Con nhớ là “không chê… không chê…”:

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói.

Con phải biết sống mạnh mẽ, kiên cường “như sông như suối”. Con phải giàu chí khí và có bản lĩnh, dù phải “lên thác xuống ghềnh” vẫn “không lo cực nhọc”.

Phân tích nghệ thuật

Các điệp ngữ: “không chê… không chê”, “sống trên… sống trong… sống như…” đã làm cho vần thơ phong phú âm điệu nhạc điệu, lời cha dặn con vô cùng thiết tha. Cách ví von, cách vận dụng thành ngữ làm cho lời cha dặn vừa cụ thể mộc mạc, vừa hàm nghĩa, sâu lắng, ân tình:

Sống như sông như suối

 Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc.

Các từ ngữ, hình ảnh: “thô sơ da thịt” “nhỏ bé”, “tự đục đá kê cao quê hương” đã thể hiện bản chất, bản lĩnh sống của đồng bào mình, bà con quê hương mình. Ba tiếng “người đồng mình” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần đã biểu lộ niềm yêu mến tự hào quê hương không thể kể xiết.

“Người đồng mình” sống giản dị mộc mạc “thô sơ da thịt”, chịu khó chịu khổ, kiên nhẫn trong lao động làm ăn. Chẳng bao giờ “nhỏ bé”, chẳng bao giờ sống tầm thường trong cuộc đời và trước thiên hạ.

Phân tích bài thơ nói với con khổ thơ thứ 2 - 8 câu cuối cùng

Cha nói với con là nói về đạo lí làm người, cha nhắc con phải biết sống đẹp, sống mạnh mẽ, sống có nhân cách. Con phải biết nêu cao lòng tự hào, biết giữ lấy và phát huy truyền thống cao đẹp của “người đồng mình”, của quê hương mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

Cha dặn con, cha khích lệ con, “tuy thô sơ da thịt”, nhưng không thể, không được sống tầm thường, sống “nhỏ bé” trước thiên hạ. Bài học làm người mà cha dạy con tuy ngắn gọn mà thấm thía và lay động biết bao:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

Y Phương đã có một cách nói cụ thể, nói bằng hình ảnh mang phong cách dân tộc mình, “người đồng mình”. Lời thơ bình dị, tình cảm chân thành, giọng thơ tha thiết. Cha nói với con, cha dạy con bài học làm người, biết giữ gìn phẩm giá và đạo lí: yêu mến tự hào quê hương, sống có chí khí, sống đẹp như “người đồng mình” đã bao đời nay.

Qua những dòng tâm sự, Y Phương như muốn nói với con rằng: chính vòng tay ấm êm của cha mẹ, sự yêu quý, bao bọ của quê hương là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con không bao giờ được phép quên điều đó. Đây chính là ý nghĩa xuyên suốt khổ 1 mà học sinh cần chú ý khi làm đề văn phân tích bài thơ nói với con.

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: