Phân tích Câu cá mùa thu - Thu điếu của Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Phân tích Câu cá mùa thu - Thu điếu của Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất

Câu cá mùa thu (hay còn có tênThu điếu) nằm trong chùm thơ thu 3 bài của Nguyễn Khuyến cùng với Thu ẩm và Thu vịnh. Khi phân tích câu cá mùa thu ta thấy được một bức tranh thiên nhiên mùa thu miền Bắc hiện lên trong trẻo. Và qua đó ta còn thấy được vẻ đẹp giản dị của bậc nho sĩ tài hoa Nguyễn Khuyến

phân tích câu cá mùa thu

Một vài nét về nhà thơ Nguyễn Khuyến

Nhà thơ Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự là Miễu Chi. Ông sinh ngày 15/02/1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi), tại quê ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của nhà thơ ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ này là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất, nhà tan. Thời gian này, triều đại nhà Nguyễn đang ở giai đoạn lụi tàn. Cơ đồ của nhà Nguyễn gần như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được. Đây cũng chính là chi tiết quan trọng khi phân tích câu cá mùa thu, bởi nó cũng thể hiện được cái nhìn của ông với thời cuộc lúc bấy giờ

Nghị luận văn học tự tình: Trái tim phụ nữ của "Bà chúa thơ Nôm"

Hoàn cảnh lịch sử thời nhà thơ Nguyễn Khuyến

Ở giai đoạn này, Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp và đến năm 1882 quân Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội. Vào Năm 1885, thực dân Pháp lại tấn công vào kinh thành Huế. Kinh thành nhà Nguyễn bị thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân đứng lên đấu tranh, phong trào được hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng Phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, nhà thơ Nguyễn Khuyến sống giữa một thời kỳ mà các phong trào đấu tranh yêu nước thời bấy giờ, phần lớn các phong trào đấu tranh yêu nước đều bị thực dân, đế quốc dập tắt.

 

Nhà thơ Nguyễn Khuyến thời gian này cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì để có thể thời đổi được thời cuộc lúc bấy giờ nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Bài thơ Thu điếu được sáng tác sau khi ông lui về quê nhà sống cuộc đời điền viên giản dị. Khi phân tích câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến em hãy chú ý tới chi tiết này

phân tích câu cá mùa thu

Nhà thơ không chỉ là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu. Ông còn được coi là một nhân cách Việt Nam tiêu biểu thời bấy giờ, cái thời đại mất nước, con người dân tộc Việt Nam bị chà đạp, đói rét, lầm than. Về ở ẩn nơi làng quê nhưng ông vẫn giữ được cái gọi là khí tiết, phẩm chất của một người yêu nước chân chính và hòa mình cùng với nhân dân.

Phân tích câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) – hai câu thơ đầu

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Chỉ qua hai câu thơ, sự tinh tế của người thi sĩ đã hiện lên trọn vẹn. Từ láy lạnh lẽo đã gợi lên sự an tĩnh của mặt nước ao như một chiếc gương tròn soi bóng nơi làng quê Bắc Bộ. Quê hương của nhà thơ là một ngôi làng với cánh đồng chiêm trũng có nhiều ao. Sự an tĩnh của bức tranh thiên nhiên mùa thu này là nội dung chính xuyên suốt mà học sinh phải nêu được khi làm đề văn

Sang câu thơ thứ hai trên mặt gương phẳng tĩnh lặng ấy xuất hiện một hình ảnh động mang hơi thở cuộc sống, đó chính là hình ảnh “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Nhưng dù là một vật thể động nhưng chiếc thuyền câu quá bé nhỏ, lại với số lượng khiêm tốn (một) nên nó không những không thể phá vỡ được sự tĩnh lặng của không gian mà ngược lại, nó càng nhấn mạnh thêm sự lạnh lẽo, cô độc của cảnh vật.

Phân tích câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) – hai câu thơ 3+4

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Khi lập dàn ý nghị luận văn học câu cá mùa thu cần chú ý đến những sự thay đổi giọng thơ. Cụ thể, bước sang đến hai câu thơ tiếp theo, ao thu đã không còn vẻ an tĩnh đến lạnh lẽo nữa mà đã trở nên nổi sóng cùng giọng thơ dồn dập.

Cụm từ “sóng biếc” gồm hai thanh trắc đã gợi lên chuyển động cho bức tranh không gian. Tương quan với chuyển động của sóng là chuyển động của lá vàng. Nhờ đó, hai câu thơ thứ 3 và thứ 4 của bài thơ đối xứng với nhau hoàn chỉnh như một vế đối của thể thơ Đường luật.

Phân tích câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) – hai câu thơ 5+6

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Không gian bức tranh mùa thu đã đột ngột mở rộng về phía trên: bầu trời. Với cách sử dụng tính từ lơ lửng và xanh ngắt, không gian vốn hơi ảm đạm đã như được phủ lên một sắc màu khác tươi tắn rạng rỡ hơn.

Khi viết bài văn nghị luận văn học bài câu cá mùa thu ta phải phân tích được từ điểm nhìn của nhân vật trữ tình, bức tranh mùa thu còn được điểm xuyết bởi hình ảnh con ngõ nhỏ quanh co bao phủ bởi hàng trúc thẳng tắp.

phân tích câu cá mùa thu

Chính sự đối lập đó đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên mùa thu đượm nỗi buồn. Sau Nguyễn Khuyến, nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ lãng mạn Xuân Diệu cũng đã viết:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chuyến đò

(Trích từ bài thơ Đây mùa thu tới)

Phân tích câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) – hai câu thơ cuối

Cuối cùng, bài thơ Câu cá mùa thu kết thúc với hình ảnh tự họa của người đi câu cá

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Nhà thơ – nhân vật trữ tình đã thu mình lại bằng cách "tựa gối ôm cần", dường như để trở nên hài hòa và tương xứng với khung cảnh chiếc ao nhỏ xíu và chiếc thuyền "bé tẻo teo". Ba chữ với âm "đ" liên tiếp (đâu đớp động) đã khắc họa nên những xao động cả trên mặt nước lẫn dưới mặt nước tưởng chừng như yên bình, gợi mở về nhiều suy tư về thời cuộc được gửi gắm một cách kín đáo thông qua hai dòng thơ cuối.

Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn phân tích câu cá mùa thu của thi nhân Nguyễn Khuyến. Chỉ với vài nét chấm phá nhẹ nhàng mà tài tính, bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) đã vẽ nên bức tranh không gian mùa thu làng quê Bắc Bộ nhẹ nhàng, nơi đất trời và con người hòa chung một nhịp thở chậm rãi, an bình.

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: