Tổng hợp 5 đề văn mẫu phân tích hai đứa trẻ chọn lọc hay nhất

04/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Tổng hợp 5 đề văn mẫu phân tích hai đứa trẻ chọn lọc hay nhất

Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của Thạch Lam. Nhắc đến Thạch Lam là nhắc đến khuynh hướng văn học lãng mạn 1930-1945. Khi nhận xét về Thạch Lam, Nguyễn Tuân từng viết: “xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn từ những chân cảm đối với con người ở tầng lớp dân nghèo. Dưới đây là tổng hợp 5 đề văn mẫu phân tích Hai đứa trẻ chọn lọc giúp em tham khảo cách viết bài nghị luận văn học cho tác phẩm

Hướng dẫn phân tích toàn bộ tác phẩm tây tiến của quang dũng

phân tích Hai đứa trẻ

Bộ đề phân tích Hai đứa trẻ: Phân tích khung cảnh phố huyện 

Bối cảnh chính của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) là bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo nàn vào buổi chiều tàn. Để khắc họa rõ nét hình ảnh phố huyện nghèo, Thạch Lam đã đặt phố huyện vào khung cảnh buổi chiều tàn cho tới đêm khuya

Đề 1: Phân tích Hai đứa trẻ với cảnh phố huyện lúc chiều tàn

Tác phẩm bắt đầu bằng những cây văn miêu tả thiên nhiên nơi phố huyện ấy với tất cả hình ảnh, màu sắc, đường nét và âm thanh. Đó là âm thanh của “tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”, là âm thanh của tiếng ếch nhái “một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” và âm thanh của tiếng muỗi kêu “muỗi đã bắt đầu vo ve”

Đó là hình ảnh của bầu trời, của “phương tây đỏ rực như lửa cháy”, của “những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn” và của “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời”

Tất cả, tất cả những hình ảnh, những âm thanh và sắc màu ấy quyện hòa vào nhau vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tàn nơi phố huyện vừa thơ mộng, trữ tình, giàu chất thơ vừa thoang thoảng đâu đó nét đượm buồn vắng lặng.

Bức tranh thiên nhiên ấy được Thạch Lam miêu tả bằng hàng loạt câu văn giàu hình ảnh, nhẹ nhàng, chậm rãi và tràn đầy chất thơ.

Đề 2: Nhịp sống phố huyện 

Phân tích phiên chợ tàn

Trong ánh chiều tà hiu hắt, phiên chợ tàn ở một khu phố nghèo càng khắc họa rõ nét không gian thê lương. Chợ họp giữa phố vãn từ lâu, Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.

Hình ảnh phiên chợ tàn gợi lên trong người đọc hình ảnh một phố huyện nghèo nàn, xơ xác và thật tàn tạ – “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá,…”. 

Phân tích Hai đứa trẻ phần 2: Những con người lao động nơi phố huyện

Nổi bật trên nền cảnh tàn tạ hiu hắt của phố huyện là hình ảnh những kiếp người tàn, tù túng, quanh quẩn. Đó là mẹ con chị Tí ban ngày thì mò cua bắt ốc, đến tối thì mở quán nước đến tận đêm. Dù chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến đêm.

Kế đó là hàng phở của bác Siêu. ở khu phố nghèo này, phở là một thức quà xa xỉ, do đó, bác Siêu cũng không thể kiếm được nhiều tiền. Là bà cụ Thi điên nghiện rượu, là những đứa trẻ con nhà nghèo,...

là hình ảnh gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng”, là chị em Liên đang ngồi canh quán hàng xén ế khách với niềm ước ao, khao khát ngày qua ngày cứ thế lặp đi lặp lại nhàm chán và tẻ nhạt.

Tất cả những con người ấy là sự hiện diện đầy đủ và là minh chứng xác thực nhật về cuộc sống nghèo nàn, vất vả, đơn điệu và tẻ nhạt của những con người nơi phố huyện nghèo.

phân tích Hai đứa trẻ

Tiểu kết

Với giọng điệu chậm rãi, buồn thương, tha thiết, Thạch Lam đã tái hiện lại một cách chân thực bức tranh cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, đơn điệu của những con người nơi phố huyện lúc đêm tối và qua đó thể hiện niềm thương cảm của ông với những kiếp người nhỏ bé, vất vả, cơ cực nơi phố huyện nghèo

Hướng dẫn phân tích hình tượng nhân vật Mị trong vợ chồng a phủ

Đề 3: Cảnh phố huyện lúc đêm khuya

Không chỉ miêu tả bức tranh phố huyện lúc chiều tàn mà tác giả còn khắc họa bức tranh cuộc sống và con người nơi phố huyện vào lúc đêm khuya. Để làm nổi bật không gian nơi phố huyện vào lúc đêm khuya, tác giả Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp đối lập giữa ánh sáng và bóng tối – một nét đặc trưng của văn học lãng mạn. 

Trong suốt tác phẩm, hình ảnh ánh sáng xuất hiện không nhiều mà có chăng đó cũng chỉ là những ánh sáng leo lét, ánh sáng toát lên mà không biết sẽ vụt tắt lúc nào, nó chỉ là những khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng… 

“Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”, “Tối hết con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”. 

Bóng tối ấy đã bủa vây lấy cuộc sống của những con người nơi đây và có lẽ nó cũng đủ để gợi lên trong chúng ta cái vất vả của những con người nơi phố huyện. Và giữa màn đêm đen đặc ấy, hình ảnh của con người lại hiện lên thật nhỏ bé, thật cô đơn, leo lét và không lối thoát. 

 

Đề phân tích Hai đứa trẻ: Hình ảnh đoàn tàu và cảnh đợi tàu

Đề 4: Phân tích Hình ảnh đoàn tàu

 

Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, thể hiện một chút niềm tin, hy vọng tươi sáng cho cuộc sống của người dân nơi phố chợ. Đoàn tàu được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Hai đứa trẻ khắc khoải chờ đợi từng bước đi của thời gian, từng bước xích lại gần của chuyến tàu: tàu sắp đến, tàu vụt qua, tàu đi rồi chỉ còn chấm đèn ghi nhỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

phân tích Hai đứa trẻ

Con tàu đến rồi lại đi nhanh để lại trong hai đứa trẻ nỗi buồn nhớ tiếc. Cuộc sống hiện tại xung quanh Liên thật buồn tẻ, chuyến tàu từ Hà Nội về như đã đem lại một chút thế giới khác đi qua phố huyện nghèo. Bởi vậy, khi tàu về rồi mà Liên vẫn cứ “lặng theo mơ tưởng”. 

Tâm trạng Liên khi đợi tàu

 

Dường như Liên đang ấp ủ trong lòng một khát khao thay đổi cuộc sống của hiện tại vẫn le lói một niềm hi vọng rồi một ngày nào đó được trở lại cuộc sống tươi sáng của ngày xưa như khi còn ở Hà Nội. Với chị em Liên, chuyến tàu từ Hà Nội về không chỉ là ký ức mà còn là hình ảnh của một tương lai tuy mơ hồ nhưng đẹp như một giấc mơ trong truyện cổ tích thần kỳ.

Nó như một ảo ảnh vụt sáng lên rồi tắt dần, xa dần trong tâm trạng tiếc nuối của cô bé Liên. Nhưng dẫu sao nó vẫn là niềm vui, một niềm an ủi làm vơi đi mọi tẻ nhạt, buồn chán của hiện tại để hai chị em Liên đi vào giấc ngủ sau một ngày dài đầy buồn tẻ.

Đặc biệt, hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vừa như là niềm tiếc nuối một quá khứ tươi sáng đã mất vừa là niềm an ủi vỗ về đối với hiện tại nhưng nó lại vừa gióng lên một cái gì tươi sáng ở tương lai. Vì thế chuyến tàu đêm được coi là một “nhãn tự” của bài thơ trữ tình đượm buồn này.

Trên đây là tổng hợp 5 đề  phân tích Hai đứa trẻ thường gặp nhất trong các đề văn nghị luận văn học trog chương trình Ngữ văn lớp 11. Em có thể tham khảo các bài viết mẫu để tìm ý cho bài viết của mình. Chúc em học tốt!

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: