-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Phân tích hình tượng Chí Phèo - Người nông dân bị tha hóa đến tận cùng
28/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànTuy là tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn 11 nhưng Chí Phèo của Nam Cao lại là một trong những văn bản trọng tâm có khả năng cao sẽ xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia Ngữ văn năm nay. Trong đó đề phân tích hình tượng Chí Phèo là đề văn hay gặp nhất. Cùng CCBOOK ôn tập lại các luận điểm chính và cách triển khai từng luận chứng để viết một bài văn đầy đủ và chính xác nhất nhé!
Hướng dẫn 3 bước làm đề văn phân tích nghị luận về nhân vật văn học
Hướng dẫn viết 5 đề phân tích Chí Phèo dễ trúng tủ nhất trong các kỳ thi
TOP3 dàn ý và văn mẫu phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết nhất
Phân tích hình tượng Chí Phèo trong quá trình tha hóa
Chí tha hóa từ người nông dân chân chất đến lưu manh
Hoàn cảnh sống của Chí
Chí vốn là một thằng không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà cửa, bạn bè,,, Cả một thời niên thiếu sống bơ vơ: "đi ở cho hết nhà này sang nhà nọ". Lớn lên đi làm canh điền cho cường hào trong vùng.
Lúc ấy Chí vẫn là một nông dân lương thiện, khỏe mạnh về thể xác và lành mạnh về tâm hồn - một con người "hiền như đất", giàu lòng tự trọng và biết phân biệt tình yêu cao thượng và nhục dục thấp hèn.
Chí từng mơ ước một gia đình "chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải" - một ước mơ giản dị và rất người.
Bước ngoặt đẩy Chí vào nhà tù thực dân
Tuy nhiên, một cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù, bắt đầu một quá trình tha hóa một con người. Trong phân tích hình tượng chí phèo thì đây chính là bước ngoặt quan trọng của tính cách nhân vật
Nhà tù vốn là nơi để người có tội chuộc lỗi, là công cụ cải tạo con người. Vậy mà nhà tù thực dân đã tiếp tay cho bọn cường hào, ác bá, giết chết đi phần người trong Chí Phèo, để Chí mãi trượt dài trên dốc của sự tha hóa.
Sau khi ra tù
Trở về sau 7,8 năm tù, Chí Phèo trở thành một "người ngoài" ở làng Vũ Đại vì sự đáng sợ toát lên ở vẻ ngoài: "Cái đầu trọc lốc... trông gớm chết!". Không chỉ biến dạng về diện mạo, hình hài đến trang phục, tính tình cũng khác: "Hắn mặc cái quần nái đen... trông gớm chết".
Và Chí, giữa cái xã hội mà ai cũng nghĩ "chắc nó trừ mình ra", lạnh lùng xa lánh hắn. Hắn uống rượu, chửi bới, dọa đốt quán, rạch mặt ăn vạ... Hắn đã trở thành một phần tử lưu manh một cách mù quáng.
Chí trượt dài từ một kẻ lưu manh đến con quỷ dữ làng Vũ Đại
Không dừng ở đó, dưới bàn tay quỷ quyệt của Bá Kiến, Chí Phèo đã trở thành một công cụ gây tội ác trong mắt người dân làng Vũ Đại. Người đẩy Chí vào bước đường ấy là Bá Kiến, vậy mà Chí Phèo không thể đòi lại công bằng cho mình.
"Hắn tác quái cho bao nhiêu dân làng, phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện... ".
Thông qua điển hình văn học chí phèo, Nam Cao đã vẽ nên bức tranh khái quát xã hội thực dân nửa phong kiến giai đoạn trước 1945
Chí trượt dài trên con đường tội lỗi
Và cứ như thế, Chí Phèo dấn sâu vào tội ác, vực thẳm của đau thương và tội lỗi, bị chính kẻ thù lợi dụng và trượt dài trên con đường tha hóa, không lối thoát => Đây chính là bước ngoặt thứ hai trong phân tích hình tượng chí phèo
Tấn bi kịch đầy nghịch lý, vừa là nạn nhân của bọn cường hào, ác bá, vừa là con quỷ dữ của làng, bị mọi người xa lánh, ngoảnh mặt. Ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao đã vạch trần hiện thực trước mắt người đọc
Đó là sự cùng quẫn của hoàn cảnh sống, sự nham hiểm, độc ác của bọn cường hào, địa chủ ở nông thôn, sự phi nhân tính của nhà tù thực dân và định kiến của đồng loại đối với những con người cùng đinh, khốn khổ như Chí Phèo. Chính xã hội phi nhân tính đã đẩy con người vào con đường lưu manh, tha hóa.
Phân tích hình tượng Chí Phèo trong quá trình tỉnh thức vfa hồi sinh
Sau đêm gặp Thị Nở
Lần đầu tiên sau những cơn say vô tận, "hắn tỉnh" và nhận ra cuộc sống xung quanh qua những âm thanh: "Tiếng chim hót... cá...". Những âm thanh cuộc sống rất thực ngoài kia đang đánh thức hắn, kéo hắn ra khỏi những ngày tháng u mê, tăm tối, gợi nhắc đến mơ ước rất người mà hắn từng ấp ủ. Chí thức tỉnh và sống lại với những cảm xúc rất người cùng ý thức cũng đã trở lại trong hắn.
Sự chăm sóc của Thị Nở làm tâm hồn Chí Phèo thực sự hồi sinh
Đó là lần đầu tiên Chí được chăm sóc bởi bàn tay một người đàn bà, bằng một bát cháo hành giản dị, chân thành của Thị Nở. Đó là bát cháo từ bàn tay ấm nóng tình thương làm "hắn rất ngạc nhiên", "hết ngạc nhiên hắn thấy mắt hình như ươn ướt". Bát cháo hành của Thị Nở đã đánh thức trong Chí những tình cảm lành mạnh, những cảm xúc rất người.
Chí ý thức được hạnh phúc thực sự
Đây là bước ngoặt thứ ba trong phân tích hình tượng chí phèo. Hắn khóc. Bởi vì "đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho", hắn được cư xử như một con người. Trước đây, muốn được ăn, hắn toàn phải dọa nạt, giật cướp, phải rạch mặt ăn vạ... Chính hương vị cháo hành - thứ hương vị của tình thương chân thành và cảm động.
Hạnh phúc giản dị mà thấm thía lần đầu tiên Chí được nhận lấy đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay: "Trời ơi! Hắn thèm lương thiện... thân thiện của những người lương thiện." Quả là kì diệu. Cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lương thiện bị vùi dập lâu nay lại bừng sáng trong tâm hồn Chí Phèo.
Bát cháo hành của Thị Nở đã "cảm hóa" được Chí Phèo
Sự thức tỉnh về quyền làm người và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện
Trong lúc tưởng chừng như hạnh phúc đã thuộc về mình, hắn cay đắng nhận ra rằng mình "không thể làm người lương thiện được nữa", Thị Nở từ chối hắn, mọi người từ chối hắn. Hắn đã gây ra bao bất hạnh cho bao người. Mọi nẻo đường để quay về một cuộc sống bình dị, lương thiện đã bị khép chặt. Hắn thức tỉnh nên ý thức rất rõ bi kịch của cuộc đời mình, thấm thía và đớn đau.
Sau khi bị Thị Nở từ chối và ý thức được bị cự tuyệt
Hắn tìm đến rượu, nào ngờ đâu không làm hắn say mà "càng uống càng tỉnh". Cái tỉnh của Chí là cái tỉnh của một con người với nỗi đau quá lớn và ý thức rất rõ về cuộc đời mình trong sự bất lực, buông xuôi.
Sự từ chối của Thị Nở đã khép lại bao hy vọng của hắn. Hơn bất cứ lúc nào, hắn cảm thấy nỗi bất hạnh to lớn đè nặng tâm hồn mình, để rồi chỉ có thể bất lực mà "ôm mặt khóc rưng rức".
Từ cao trào thứ tư – cao trào cuối cùng đó trong phân tích hình tượng chí phèo không còn con đường nào khác, Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến.
Quyết tâm tìm lại sự lương thiện
Những vết cắt của tội lỗi đã hằn trên khuôn mặt hắn, hắn biết rằng đã quá muộn màng để quay đầu. Chí Phèo vung dao giết Bá Kiến nhưng hắn không để mình trở lại cuộc sống của một quỷ dữ như trước nữa. Và lưỡi dao oan nghiệt cũng đã kết thúc một kiếp người khốn khổ.
Cái chết Chí Phèo đầy uất hận nhưng đó là nỗi khao khát của người nông dân bị tha hóa, muốn được lương thiện. Chí Phèo chết bởi hắn khao khát lương thiện nhưng định kiến xã hội đã không chừa cho hắn cơ hội. Chí Phèo chết trong sự nhận thức rất rõ về chính mình và bi kịch bị từ chối ấy.
Đánh giá chung đề văn phân tích hình tượng chí phèo
Miêu tả quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo là yếu tố làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Tác phẩm là tiếng nói đanh thép, tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã xô đẩy bao con người lương thiện đến tận cùng của sự tha hóa. Tác phẩm còn là niềm tin yêu vào những người lao động cùng khổ
Thể hiện quá trình tha hóa và thức tỉnh, Nam Cao đã thể hiện bản lĩnh của một cây bút hiện thực sắc sảo, tạo nên một hình tượng nghệ thuật đa diện có sức sống nội tạng, để lại nhiều suy ngẫm trong lòng độc giả. Quá trình tha hóa và thức tỉnh trong phân tích hình tượng chí phèo được nhà văn Nam Cao thể hiện hết sức thành công. Bằng biện pháp nghệ thuật nghiêm ngặt của một cây bút văn học hiện thực xuất sắc cùng với cảm xúc của một trái tim "sống đời, trải đời" giàu tình thương với con người và cuộc sống, làm cho "người gần người hơn".
Sơ lược về tác phẩm Chí phèo
Truyện ngắn Chí phèo đã được Nam Cao tái hiện lại hình ảnh nông thôn của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ (trước Cách mạng tháng Tám). Đó là một xã hội được đặc trưng bởi một bên là bộ mặt của Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo. Đây là một đội ngũ cường hào, đại chủ thống trị, bóc lột sức lao động của nhân dân. Nhưng cũng chính trong nội bộ này cũng có sự mâu thuẫn.
Bọn chúng như một đàn cá tranh mồi. Mồi thì ngon mà bè nào cũng muốn ăn, do đó, chúng luôn rình cơ hội để thống trị lẫn nhau, muốn cho nhau lụi bại để cưỡi đầu cưỡi cổ lên nhau. Mâu thuẫn khá phổ biến, gay gắt, có liên quan đến những số phận Binh Chức, Năm Thọ và đặc biệt là Chí Phèo.
Trọng tâm phân tích nghị luận văn học chí phèo
Đây là những người như Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức, họ lại hợp thành một nhóm riêng. Họ là những người dân thường, những người lao động nghèo, nhưng đã bị manh hóa, bị mua chuộc và trở thành tay sai cho bọn địa chủ thống trị, những tên cường hào, lí dịch và gây nên không biết bao nhiêu tội vạ cho những người lương thiện. Dưới ngòi bút của Nam Cao, bức tranh xã hội hiện lên đầy kịch tính, chất chứa những xung đột bùng nổ.
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)