Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

12/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Phân tích khổ 2 bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Trong khổ thứ 2, Huy Cận đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên Tràng Giang mở rộng ra bến bờ, trời đất. Từ không gian ấy, ta nhận ra sự ám ảnh về cái vô biên và sự trống trải tuyệt đối của cảnh vật và lòng người.

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Tràng Giang

Trước khi lên dàn ý Tràng Giang khổ 2, các em cần nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm:

Thông tin về tác giả Huy Cận

+ Huy Cận (1919 - 2005), ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh.

+ Lúc nhỏ, ông học ở quê. Sau đó, ông vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học Cao đẳng Canh nông.

+ Ông có bài thơ được đăng báo từ năm 15 tuổi và được mọi người biết đến qua tập thơ “Lửa thiêng”.

+ Trước Cách mạng, ông được biết đến như một thi sĩ hàng đầu trong phong trào Thơ mới. Thơ của ông có nỗi ám ảnh thường trực là nỗi buồn của nhân thế, nỗi sầu bi kéo dài.

+ Sau Cách mạng, ông là nhà thơ tiêu biểu với tiếng thơ yêu đời; lạc quan; và tràn đầy sức sống.

Xem Thêm: 

Thông tin về tác phẩm

- Về hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài thơ Tràng Giang được sáng tác vào một buổi chiều thu vào năm 1939, Huy cận đứng ở bờ Nam bến Chèm bên sông Hồng ngắm cảnh không gian mênh mang và nghĩ về kiếp người nhỏ bé, trôi nổi và vô định.

- Ý nghĩa nhan đề và lời đề tựa:

+ Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài thơ ẩn chứa những dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tràng Giang theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là con sông dài, rộng mênh mông và bát ngát. Bên cạnh đó, còn có ý nghĩa về mặt thời gian; thời gian lịch sử.

+ Lời đề tựa: Nhấn mạnh không gian mênh mông và nỗi nhớ sâu hẳm trong lòng người.

Phân tích Tràng Giang khổ 2

Trong khổ 2, Huy Cận đã tái hiện lên một khung cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”

- Về từ ngữ:

+ Khổ thơ bắt đầu bằng một câu thơ với hai từ láy gợi hình “lơ thơ” và “đìu hiu”: gợi tả nỗi buồn và sự nhỏ nhoi, thưa thớt, lạnh lẽo.

+ Từ phiếm chỉ “đâu” kết hợp với âm thanh “tiếng làng xa” có hai cách hiểu:

Âm thanh rất nhỏ, rất khẽ của phiên chợ chiều đã vãn vọng về từ một nơi xa không xác định.

Không có âm thanh tiếng chợ chiều.

Và dù là cách nào thì khung cảnh Tràng Giang đều hiện lên mênh mông, vắng vẻ và đìu hiu.

- Về hình ảnh:

Được mở rộng ra so với khổ thơ trước. Bức tranh thiên nhiên ở đây không chỉ là mênh mông sông nước mà còn có cồn nhỏ, có gió thổi, có xóm làng, có nắng chiều, có trời cao… nhưng vẫn toát lên vẻ hiu quạnh, lặng ngắt. Những dấu hiệu của cuộc sống xuất hiện như những nốt nhạc cao hiếm hoi giữa bản đàn trầm buồn triền miên. Nó càng tô đậm thêm nỗi cơ đơn của con người.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”.

- Hình ảnh ở hai câu thơ cuối: “nắng xuống”, “trời lên”, “sông dài”, “trời rộng”, “bến cô liêu” đã vẽ nên một không gian rộng mênh mông, vô cùng, vô tận ở mọi sự vật, mọi chiều kích.

- Những tính từ gợi cảm xúc như: “sâu chót vót”, “bến cô liêu” là sáng tác đặc biệt của tác giả. Như vậy, trong 2 câu này không gian đã mở rộng ra 3 chiều: sâu thăm thẳm, rộng mênh mông và cao chót vót.

Để tìm hiểu thêm về tác phẩm Tràng Giang các em có thể tham khảo thêm trong cuốn tài liệu “Ôn luyện thi THPT Quốc Gia năm 2019 môn Ngữ Văn”. Để nhận được tư vấn chi tiết về sách, các em hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Holine: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: CCBook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: