Dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích Thương vợ của Tú Xương - Văn 11

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích Thương vợ của Tú Xương - Văn 11

Nhắc đến nhà thơ Tú Xương, có lẽ người ta nghĩ ngay đến một giọng thơ đả kích, châm biếm và trào phúng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thức hiện thực, nhà thơ Tú Xương còn có rất nhiều bài thơ đậm chất trữ tình mà tiêu biểu là bài thơ tặng bà Tú: Thương vợ. Thông qua bài phân tích thương vợ, người đọc sẽ hiểu rõ hơn dòng cảm xúc của ông tới vợ - bà Tú, và cũng vừa thấy được thái độ châm biếm của ông với chính xã hội đương thời

Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học Tràng Giang toàn bộ 4 khổ thơ

Phân tích bài thơ vội vàng của Xuân Diệu - một hồn thơ sôi nổi, tha thiết yêu đời

Tú Xương là bút danh của Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên, sau khi đỗ tú tài năm 1894 mới gọi là Tú Xương. Ông sinh ngày 5 - 9 - 1870 (tức 10 - 8 AL) tại làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907 lúc mới 37 tuổi.

Học vị tú tài, lận đận mãi trên con đường khoa cử: "Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy". Chỉ sống 37 năm, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông thì bất tử. Quê ở làng Vị Xuyên, thành phố Nam Định. "Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương" là câu nói tự hào của đồng bào quê ông.

Phân tích Thương vợ 2 câu đầu: Hình ảnh khái quát về bà Tú

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con, với một chồng

“Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Không phải “bờ sông”, “ven sông”. Bờ sông, ven sông dù sao cũng dài rộng và ít nhiều phẳng phiu. Còn “mom sông”, nơi bà Tú kiếm ăn, thì thật nhỏ nhoi, chênh vênh, nguy hiểm. Đất có thể lở, nước có thể tràn lên bất cứ lúc nào.

Ông Tú đã đặt mình ngang hàng với những người con của mình, thể hiện việc ông vô cùng rằn vặt và cảm thấy có lỗi với vợ khi để cho người vợ tảo tần nhọc nhằn lo lắng cho mình. Tác giả cảm thấy mình thật sự là một người vô dụng và chỉ như những đứa con của mình suốt ngày ăn bám vào vợ, để vợ nhọc nhằn vất vả.

Qua phân tích Thương vợ 2 câu đầu, Tú Xương đã khắc họa lên hình ảnh của một người vợ vô cùng chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Từ đó gợi lên trong lòng người đọc những xót xa, thể hiện một sự đồng cảm với những nhọc nhằn mà người phụ nữ này phải gánh chịu.

Phân tích Thương vợ câu số 3 và câu số 4

Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Trong hai câu thơ tiếp theo hình ảnh bà Tú xuất hiện khiến cho chúng ta liên tưởng tới những con cò, những con vạc trong ca dao, dân ca xưa. Những con cò con vạc đó suốt ngày thức khuya dậy sớm, làm lụm vất vả để lo kế sinh nhai cho gia đình nuôi con, và kiếm miếng ăn cho mình. Với thân hình gầy guộc những con cò tội nghiệp đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với những lo toan mưu sinh thường nhật.

Hình ảnh trong bài thơ "Thương Vợ" của Tú Xương không phải là hình ảnh một con cò nào đó, mà đó là hình ảnh số phận của một người phụ nữ nhưng lại có thân hình mỏng manh mình hạ, gầy guộc yếu đuối nhưng lại chịu quá nhiều nhọc nhằn lăn lộn trong cuộc sống để lo toan mưu sinh cho gia đình. Bà Tú mang trên vai của mình những gánh vác nặng nề, một thân một mình làm lụm, buôn bán từ khi trời còn chưa sáng cho tới lúc trời nhá nhem tôi. Bà luôn độc bước một mình trên những con đường vắng vẻ với những lo toan nhọc nhằn của mình.

Phân tích Thương vợ câu số 5 và câu số 6

Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.

Dù cuộc sống có nhiều vất vả nhiều lo toan như vậy nhưng bà Tú chưa bao giờ than trách số phận, than trách ông trời đã bất công với mình đã để cho mình lấy một người chồng kém tài để vợ phải khổ như ông Tú. Bà vẫn luôn âm thầm sống, âm thầm làm việc mà không nửa lời than thân trách phận, hoặc kêu cho phận bạc.

Đa số phụ nữ khi sống trên đời đều mong muốn lấy được người chồng tử tế một người có thể gánh vác được những trọng trách lớn trong gia đình, lo toan được cho vợ con. Nhưng bà Tú phận mỏng không có diễm phúc đó, không có số được hưởng những gì người chồng mang tới. Nhưng bà vẫn luôn vui vẻ sống với số phận của mình.

Phân tích Thương vợ 2 câu cuối

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.

Trong hai câu kết đó chính là những lời sâu cay mà nhà thơ Tú Xương tự chửi mình, chửi đời những ông chồng không lo được cho vợ cho con của mình, để cho vợ của mình phải vất vả, phải lo toan đầu tắt mặt tối từ sáng đến đêm. Đó là những ông chồng không có trách nhiệm, bất tài vô dụng. Nhưng có lẽ Tú Xương không phải là một người chồng như ông tự nhận, vì trên đời này nếu một người chồng biết nghĩ cho vợ, biết thương vợ thì sẽ không bao giờ là người chồng ích kỉ, bạc bẽo vô tâm cả.

Tác giả Tú Xương chỉ muốn mượn lời thơ để nói hộ nỗi lòng của mình, nói lên cái nhìn nhân văn của mình với những thiệt thòi của người phụ nữ, khi phải lấy những ông chồng bạc bẽo, vô công rỗi nghề rồi suốt ngày ăn chơi lêu lổng, rượu chè làm khổ vợ khổ con mà thôi.

Khi phân tích Thương vợ của nhà thơ Tú Xương, ta đã thấy được một hình ảnh người vợ Việt Nam điển hình với đức tính chịu thương chịu khó, hy sinh vì chồng vì con… .

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: