Soạn lịch sử 9 bài 3 chi tiết – Phong trào giải phóng dân tộc

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Soạn lịch sử 9 bài 3 chi tiết – Phong trào giải phóng dân tộc

Ở những bài trước, các em học sinh đã được học về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phe Phát xít thất bại hoàn toàn. Điều đó đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho các nước đang bị thực dân Pháp, Anh,… bóc lột tiến hành giải phóng dân tộc.

Cụ thể hơn, chúng ta sẽ được học trong tiết lịch sử 9 bài 3 - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. Trong bài này, các em sẽ được học về các giai đoạn gồm trước, trong và sau của phong trào giải phóng cũng như những thành tựu của các quốc gia trải dài từ Châu Á đến châu Phi, châu Mỹ La tinh,...

 

1, lịch sử 9 bài 3 - Khái quát về những chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

 

Từ đầu thế kỉ XX trở về trước, hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La tinh đều bị chủ nghĩa thực dân cai trị. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi nhưng chưa giành được thắng lợi. Cho đến khi xảy ra cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới mới có một bước đột phá lớn. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã mở ra thời kì mới cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Cụ thể, cách mạng tháng Mười Nga không chỉ giải phóng giai cấp mà còn giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga. Trong sách giáo khoa lịch sử 9 bài 3 cũng đã phân tích tại sao cách mạng tháng Mười Nga đã là nhân tố tác động, cổ vũ đối với cách mạng thế giới.

Ngoài ra, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (tháng 8 năm 1945) đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho nhiều nước đấu tranh giành độc lập như Indonesia, Việt Nam, Lào. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, từng bước giải trì chủ nghĩa thực dân, làm thay đổi to lớn và sâu sắc bản đồ chính trị thế giới. Khi bước sang tiết học lịch sử 9 bài 5 – Các nước Đông Nam Á, các em sẽ được học kĩ hơn về quá trình giải phóng dân tộc của Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia,…

 

Ngày 2/9/1945, sau Cách mạng tháng Tám,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kết thúc quá trình giải phóng dân tộc

 

Có nhiều nguyên nhân và điều kiện bùng nổ dẫn đến quá trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Nguyên nhân sâu xa chính là do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm khởi nguồn cho nguyên nhân thứ hai: Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng ở các nước. Nó là yếu tố quyết định dẫn đến việc thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc lên đến điểm bùng nổ.

Ngoài ra không thể không kể đến tác động của thời đại mới đem lại điều kiện thuận lợi. Đó chính là tình hình suy yếu của các nước tư bản lớn sau chiến tranh thế giới thứ hai mà sách lịch sử 9 bài 3 đã đề cập. Ngoài ra, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời ở châu Âu đã giúp cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc. Cuối cùng là sự giúp đỡ của các lực lượng yêu chuộng hòa bình (Liên Xô, Trung Quốc và sự ủng hộ, giúp đỡ của tổ chức duy trì hòa bình, an ninh thế giới (Liên hợp Quốc).

2, lịch sử 9 bài 3 – Các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

 

Quá trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới trải dài từ năm 1945 đến những năm 90 mới kết thúc. Đầu tiên, trong giai đoạn từ 1945 đến năm 1954, phong trào giải phóng dân tộc khởi đầu ở Đông Nam Á rồi nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Tại châu Phi, phong trào giải phóng dân tộc được khởi đầu ở Bắc Phi. Cụ thể, vào năm 1945, 3 nước Indonesia, Việt Nam, Lào tuyên bố giành được độc lập. Sau đó là Trung Quốc (năm 1949), Ấn Độ (năm 1950), Libya (năm 1952), Ai Cập (năm 1953),…lần lượt giành và tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ở Mỹ La tinh, phong trào đấu tranh chống chế độ tay sai thân Mĩ phát triển nhưng chưa giành được thắng lợi. Để trả lời câu hỏi lịch sử 9 bài 3 trang 13 trong sách giáo khoa về những nước đã giành được độc lập giai đoạn 1945-1954, các em học sinh cần chú ý không nêu tên của các nước Mỹ La tinh.

 

 

Vị trí của các nước thuộc khu vực châu Mỹ La tinh trên bản đồ thế giới

 

Thứ hai, trong vòng 10 năm từ năm 1950 đến năm 1960, 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) đã hoàn thành kháng chiến chống thực dân Pháp. Sau chiến thắng “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” của quân và dân Việt Nam – trận Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, thực dân Pháp buộc phải rút hết quân ra khỏi 3 nước Lào, Việt Nam, Campuchia và bước vào bàn đàm phán Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chiến thắng đó đã cổ vũ phong trào cách mạng các nước phát triển. Trong giai đoạn này, có nhiều nước châu Phi và Mỹ La tinh đã giành được thắng lợi như Tuy-ni-si (1956), Cuba (1959).

Giai đoạn thứ 3 được đề cập trong tiết lịch sử 9 bài 3 là từ năm 1960 cho đến năm 1975. Giai đoạn này có đến 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập vào năm 1960, các nước Đông Dương hoàn thành kháng chiến chống Mĩ năm 1975, cách mạng Mô dăm bích, Ăng gô la thắng lợi. Có thể nói sau năm 1975, chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị tan rã hoàn toàn. Từ năm 1975 đến những năm 90, các nước còn lại đấu tranh giành độc lập. Trên thế giới lúc đó chỉ tồn tại hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân là chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai. Vào năm 1933, chế độ A-pác-thai hoàn toàn bị xóa bỏ ở Nam Phi sau khi nước này ban hành Hiến pháp

Và cuối cùng, vào năm 1997 Hồng Công – vốn là thuộc địa của Anh - đã được trao trả về Trung Quốc. Hai năm sau đó, vào năm 1999, Ma Cao cũng đã trở về chủ quyền của Trung Quốc sau khi được Bồ Đào Nha trả lại. Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân theo từng giai đoạn, từ đó giải trừ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới

3, lịch sử 9 bài 3 – Khái quát tình hình các khu vực sau khi giành độc lập

 

Sau khi giành được độc lập và chủ quyền, lịch sử các dân tộc châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh bước sang một chương mới với nhiệm vụ củng cố nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Nhìn chung, các nước tập trung vào phát triển kinh tế xã hội để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu để lại sau nhiều năm làm thuộc địa và sự tàn phá nặng nề của chiến tranh. Có nhiều nước đã có bước phát triển vượt trội như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Bra xin, Mê hi cô. Tuy nhiên, bên cạnh đó sách giáo khoa lịch sử 9 bài 3 cũng có đề cập đến những nước châu Phi và Mỹ La tinh gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng lại đất nước và phát triển kinh tế. Những nước này vẫn còn gặp nhiều khó khăn như nghèo đói, bệnh dịch, nội chiến, xung đột sắc tộc hoặc tôn giáo, nợ công lớn,…

Các nước châu Á nhìn chung đều đang đi trên con đường phát triển vững chắc. Sau khi giành độc lập, các quốc gia lần lượt giành độc lập và trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ. Về kinh tế, từ những năm 50, các quốc gia phát triển theo các chiến lược khác nhau và đều giành được nhiều thành tựu. Cụ thể, trong tiết lịch sử 9 bài 3, các em sẽ được học về Nhật Bản - đất nước đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mĩ). Nhật Bản có những bước phát triển vượt trội về khoa học kĩ thuật, công nghệ, công nghệ cao,… Châu Á có tới 4 con rồng kinh tế châu Á đó chính là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Singapore. Từ sau năm 1978, Trung Quốc luôn là nước mức tăng trưởng cao nhất thế giới (8-10%) và đến nay đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và vượt qua Nhật Bản.

 

 

Cùng với Singapore, Hồng Công, Đài Loan thì Hàn Quốc đã trở thành con rồng châu Á trong thời kì này

 

Ngoài ra, Trung Quốc cùng với Ấn Độ đã thực hiện thành công cách mạng xanh trong nông nghiệp. Khi học lịch sử 9 bài 4, chúng ta sẽ được học kĩ hơn về quá trình giải phóng dân tộc và đặc biệt là sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc giai đoạn 1978 đến nay. Cùng với sự phát triển của Trung Quốc thì các nước châu Á hiện nay đã hình thành liên kết khu vực và tăng cường mối quan hệ giữa các nước. Có thể kể đến ASEAN và khối các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,..). Các nhà nghiên cứu đều dự đoán rằng thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á.

Trên đây là những tóm tắt sơ lược về Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. Để có thể soạn môn lịch sử 9 bài 3 tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm cuốn sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra môn Lịch Sử 9. Là cuốn sách đầu tiên được viết dưới dạng INFOGRAPHIC, sách sẽ giúp các em nhớ bài cực nhanh mà không phải học thuộc lòng cả cuốn sách giáo khoa.

 

Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 9, mời các em liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: