Soạn lịch sử 9 bài 3: Phong trào giải phóng dân tộc (Đông Nam Á)

11/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Soạn lịch sử 9 bài 3: Phong trào giải phóng dân tộc (Đông Nam Á)

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á trừ Thái Lan đều là thuộc địa của các nước phương Tây. Còn trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì bị Nhật Bản chiếm đóng và cai trị.

Trong tiết lịch sử 9 bài 3, các em sẽ được học kĩ càng hơn về quá trình giành độc lập của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Sau đó là sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Xem thêm: 

1, lịch sử 9 bài 3 - Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

 

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Vào ngày 15/8/1945, nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân 3 nước In đô nê xi a, Việt Nam và Lào đã đứng lên giành chính quyền và tuyên bố độc lập. Đây là 3 quốc gia tuyên bố độc lập sớm nhất trong khu vực Đông Nam Á. Sau đó thực dân phương Tây đã xâm lược trở lại nên cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập lại tiếp tục diễn ra và đến những năm 50 của thế kỉ XX thì giành được thắng lợi: Phi lip pin năm 1946, Miến Điện năm 1948, In đô nê xi a năm 1950. Học sinh phải ghi nhớ những dấu mốc này để có thể làm được các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 bài 3

Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam buộc Pháp kí Hiệp định Giơ ne vơ vào năm 1954 đã đánh dấu kết thúc kháng chiến chống Pháp của cả 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào và Cam pu chia). Trong khi nhiều nước bước vào xây dựng, phát triển thì 3 nước Đông Dương lại phải tiếp tục kháng chiến chống Mỹ đến năm 1975 mới hoàn thành. Năm 2002, Đông Ti-mo tách ra từ In đô nê xi a trở thành quốc gia độc lập thứ 11 ở Đông Nam Á.

2, lịch sử 9 bài 3 - Sự hình thành và phát triển của liên minh khu vực ASEAN

Lí do, hoàn cảnh thành lập ASEAN: Tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật. Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng phát triển. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài (do tác động của Chiến tranh lạnh). Sự cổ vũ của liên minh khu vực ở Tây Âu (EC)

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước là In đô nê xi a, Ma lai xi a, Phi líp pin, Thái Lan, Xin ga po với mục tiêu là cùng nhau hợp tác, liên kết giữa các nước để cùng phát triển đi lên

Quá trình phát triển của ASEAN gồm 3 giai đoạn. Tiết lịch sử 9 bài 3 câu hỏi và bài tập sẽ thường xoay quanh 3 giai đoạn này:

Giai đoạn 1967 - 1976: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo

Giai đoạn 1976 – 1990: Hiệp ước Bali (1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN

Giai đoạn 1990 đến nay: Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999 ASEAN có 10 nước thành viên

 

Hội nghị ASEAN lần thứ 33 được tổ chức tại Singapore từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 11 năm 2018

Chương II lịch sử 9 bài 3 nêu lên 4 nguyên tắc hoạt động của ASEAN:

Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau

Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Hợp tác phát triển có hiệu quả

Triển vọng phát triển của ASEAN: Hình thành Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột chính: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội

Quan hệ giữa ASEAN với Đông Dương: vào giai đoạn 1967 – 1990: Căng thẳng và bất đồng do tác động của Chiến tranh lạnh và do vấn đề của Cam pu chia. Còn từ 1990 đến nay, mối quan hệ được cải thiện và ngày càng tiến triển tốt đẹp (Việt Nam, Lào và Cam pu chia lần lượt gia nhập ASEAN)

Vai trò của Việt Nam trong khối ASEAN: Việt Nam có nhiều đóng góp tích cực cho ASEAN: kết nối hai châu lục Á – Âu (ASEM); sáng kiến thành lập diễn đàn khu vực (ARF); tham gia thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA)

3, lịch sử 9 bài 3 - Khu vực Mĩ La-tinh: Lục địa bùng cháy

Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập: Các nước đã sớm giành độc lập nhưng sau đó lại bị Mĩ biến thành “sân sau” của mình. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh bùng lên mạnh mẽ điển hình là cách mạng Cu ba giành thắng lợi. Đến những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều nước đã giành được độc lập và biến Mĩ La-tinh thành lục địa bùng cháy

Cách mạng Cuba (1953–1959) là một cuộc nổi dậy vũ trang của Fidel Castro và các đồng minh, sau đó lập nên chính phủ xã hội chủ nghĩa cách mạng.

Xây dựng và phát triển đất nước: Sau khi giành độc lập, nhiều nước ổn định và phát triển nhanh, xuất hiện 3 nước công nghiệp mới (NICS) là Bra xin, Ác hen ti na và Mê hi cô. Tuy vậy, những nước Mĩ La-tinh cũng gặp phải những khó khăn như Mĩ cấm vận và chống phá nhiều nước. Bản thân các nước Mĩ La-tinh tham nhũng, lạm phát, khủng hoảng và nợ nước ngoài

4, Một số bài tập ôn tập lịch sử 9 bài 3

Câu 1: Năm 1945, những quốc gia ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là:

  1. Việt Nam, Lào, In đô nê xi a
  2. Việt Nam, Cam pu chia, Thái Lan
  3. Thái Lan, Phi líp pin, Xin ga po
  4. Việt Nam, Lào, Cam pu chia

Đáp án: A. Việt Nam, Lào, In đô nê xi a

 

Câu 2: Với sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử đã ghi nhận năm 1960 là:

  1. Năm Châu Phi thức tỉnh
  2. Năm Châu Phi giải phóng
  3. Năm Châu Phi trỗi dậy
  4. Năm Châu Phi

giải bài tập lịch sử 9 bài 3 câu 2: D. Năm Châu Phi

Câu 3: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ vào

  1. đầu những năm 60 của thế kỉ XX
  2. giữa những năm 60 của thế kỉ XX
  3. cuối những năm 80 của thế kỉ XX
  4. đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Đáp án: B. giữa những năm 60 của thế kỉ XX

Câu 4: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – chế độ phân biệt chủng tộc A pác thai chỉ còn tồn tại ở 3 nước miền Nam châu Phi là:

  1. Rô đê di a, Xu đăng, Mô dăm bích
  2. Rô đê di a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi
  3. Ai Cập, An giê ri, Ăng gô la
  4. Tây Nam Phi, Ghi nê Bít xao, Xu đăng

Đáp án lịch sử 9 bài 3 câu 4: B. Rô đê di a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi

Câu 5: Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân chỉ còn 5,2 triệu km2 , tập trung chủ yếu ở

  1. miền Nam châu Phi
  2. khu vực Đông Nam Á
  3. miền Bắc châu Á
  4. khu vực Mĩ La-tinh

Đáp án: A. miền Nam châu Phi

Câu 6: Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, Phi và Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây
  2. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc
  3. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít
  4. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển

Đáp án lịch sử 9 bài 3 câu 6: B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc

Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La –tinh?

  1. Sự xác lập trật tự hai cực I an ta
  2. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa
  3. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô
  4. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây

Đáp án: D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây

Câu 8: Cho các dữ kiện sau

(1) Nhân dân Việt Nam, Lào, In đô nê xi a tuyên bố độc lập

(2) Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi nê Bít xao, Mô dăm bích, Ăng gô la

(4) 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập

Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự thời gian

  1. 1, 2, 3, 4
  2. 1, 4, 2, 3
  3. 3, 2, 4, 1
  4. 4, 1, 3, 2

Đáp án lịch sử 9 bài 3 câu 8: B. 1, 4, 2, 3

Câu 9: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực I an ta
  2. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô
  3. góp phần hình thành các liên minh kinh tế - quân sự khu vực
  4. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa

Đáp án: A. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực I an ta

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á và Mĩ La-tinh. Để có thể soạn môn lịch sử 9 bài 3 tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm cuốn sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra môn Lịch Sử 9 với đầy đủ kiến thức và các dạng bài tập kèm đáp án chi tiết.

Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 9, mời các em liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây: 

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ 
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: