-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tập làm văn lớp 9: Bài tập củng cố chọn lọc ôn thi vào lớp 10 chuyên
11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầuKhái niệm về phép phân tích và tổng hợp? Mối quan hệ của hai phép lập luận này? Cách triển khai từng dạng bài văn nghị luận?... Toàn bộ nội dung trọng tâm của phần tập làm văn lớp 9 đã được tổng hợp trong bộ tài liệu này, các em học sinh hãy củng cố kiến thức đã học bằng cách ôn lại kiến thức lý thuyết và triển khai các bài tập vận dụng.
Xem thêm:
Phép lập luận phân tích và tổng hợp trong phần tập làm văn lớp 9
Câu hỏi: Nêu khái niệm phép phân tích và tổng hợp? Mối quan hệ giữa hai phép lập luận này?
Gợi ý làm bài:
+ Phép lập luận phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
+ Phép lập luận tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích (đem các bộ phận, các đặc điểm của một sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ lại với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy).
+ Mối quan hệ qua lại giữa hai phép lập luận: tuy đối lập nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại thì mới có ý nghĩa, mặt khác, phải dựa trên cơ sở phân tích thì mới có thể tổng hợp lại.
Phân tích và tổng hợp là hai phép lập luận quan trọng trong phần tập làm văn mà các em cần ghi nhớ.
Các dạng bài văn nghị luận phần tập làm văn lớp 9
Soạn văn 9 siêu ngắn về nội dung trọng tâm của từng dạng văn nghị luận sẽ giúp các em thuận lợi trong quá trình củng cố kiến thức Ngữ văn lớp 9:
Khái niệm, yêu cầu, cách triển khai làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
* Những yêu cầu chung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
+ Về nội dung: cần phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích các mặt đúng, sai, mặt lợi, mặt hại.
+ Về hình thức: có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch lạc,…
* Đối tượng: những sự việc, hiện tượng của xã hội.
* Cách bước triển khai bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận.
Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, nêu đánh giá, nhận định:
+ Nêu ý nghĩa của hiện tượng: Hiện tượng phản ánh điều gì? Xu hướng nào?
+ Giải thích nguyên nhân – hậu quả của hiện tượng ấy.
+ Đề xuất giải pháp, phương hướng khắc phục, cách ứng xử.
Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Khái niệm, yêu cầu, cách triển khai làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là một trong 4 dạng bài nghị luận trong phần tập làm văn lớp 9. Dạng nghị luận này bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,… có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,… có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.
* Khi tập làm văn lớp 9 bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý; cần nắm vững các yêu cầu sau:
+ Về nội dung: làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
+ Về hình thức: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, lời văn rõ ràng, sinh động.
- Đối tượng: những vấn đề quan điểm, tư tưởng gắn liền với chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Cách triển khai bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Thân bài:
+ Giải thích, nêu vấn đề cần bàn luận.
+ Bàn luận: ý nghĩa, mặt đúng, mặt sai, mặt tiêu cực, mặt sai cần bổ sung.
+ Bài học nhận thức và hành động: nên suy nghĩ, nên hành động ra sao?
Kết bài: Kết luận, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
* Điểm giống và khác nhau giữa nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống với nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
+ Giống nhau: Đều là hình thức nghị luận.
+ Khác nhau: Ở đề bài và cách thức bình luận.
Nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống lấy sự việc hiện tượng làm đối tượng chính; trong khi nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí làm đối tượng chính.
Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống đi từ sự việc, hiện tượng cụ thể mà nâng lên thành vấn đề tư tưởng đạo đức; còn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thì vấn đề tư tưởng, đạo đức mà suy nghĩ về cuộc sống xã hội.
Khái niệm, yêu cầu, cách triển khai làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.
* Những yêu cầu khi tập làm văn lớp 9 với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
+ Nội dung: Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm.
+ Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
* Cách triển khai làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất về tác phẩm được nghị luận.
+ Thân bài: Lần lượt nêu các luận điểm chính được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Hệ thống luận điểm được hình thành theo nhiều hướng: trên cơ sở các tình huống được tác giả nêu trong tác phẩm; trên cơ sở giá trị tác phẩm (nếu đánh giá toàn diện về tác phẩm thì có giá trị nội dung – giá trị nghệ thuật, nếu đánh giá giá trị nội dung thì có giá trị hiện thực – giá trị nhân đạo; nếu đánh giá giá trị nghệ thuật thì có kết cấu – nhân vật – ngôn ngữ - cách tạo tình huống – lời thoại)…
+ Kết bài: Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (tác phẩm nghị luận tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của tác giả nào? Thuộc giai đoạn văn học nào? Mảng chủ đề hay đề tài gì?... )
Khái niệm, yêu cầu, cách triển khai làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
Trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
* Yêu cầu chung khi làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
+ Nội dung: cần nêu lên được những nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của đoạn thơ, bài thơ ấy.
+ Hình thức: bố cục mạch lạc, lời văn trong sáng; luận điểm, luận cứ rõ ràng.
* Cách triển khai làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
+ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và hiểu biết của mình về bài thơ.
+ Thân bài: Triển khai những cảm nhận, đánh giá về tác phẩm thành luận điểm chính. Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí (theo bố cục hoặc mạch cảm xúc).
+ Kết bài: Tổng kết và khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. Từ đó, nhấn mạnh thêm ý nghĩa sâu sắc của bài thơ với sự nghiệp sáng tác của tác giả, với cuộc đời, với bạn đọc).
Trên đây là những kiến thức trọng tâm của phần tập làm văn lớp 9, tài liệu trên được trích từ cuốn “Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn 9” - sách do thương hiệu CCBook phối hợp cùng NXB Đại học Quốc gia biên soạn và phát hành. Để nhận được tư vấn chi tiết về sách, bạn đọc hãy để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Mọi thông tin xin mời liên hệ:
- Sách CCBook - Đọc là đỗ
- Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]
Nguồn: ccbook.vn
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)