-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tóm tắt lý thuyết và bài tập sinh 12 – chuyên đề Ứng dụng di truyền
11/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànTừ nền tảng đầu tiên với quy luật di truyền của Men-đen, ngành Di truyền học đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong suốt những thập kỉ qua và trở thành một nhánh quan trọng của Sinh học hiện đại.
Chương trình sinh 12 sẽ giới thiệu về một số ứng dụng quan trọng của ngành di truyền học, cụ thể là những ứng dụng vào chọn giống vật nuôi, cây trồng và chọn giống bằng phương pháp gây đột biến
Xem thêm:
1, Lý thuyết sinh 12 - Ứng dụng di truyền vào chọn giống vật nuôi cây trồng
Di truyền học có nhiều ứng dụng, trong đó nổi bật là ứng dụng vào chọn giống vật nuôi cây trồng
a) Biến dị tổ hợp: là biến dị xuất hiện do sự tổ hợp vật chất di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản hữu tính. Lai giống là phương pháp cơ bản để tạo ra các biến dị tổ hợp. Có nhiều hình thức lai như lai gần, lai xa, lai thuận, lai nghịch,…
Cơ sở tế bào học của biến dị tổ hợp: Quá trình phát sinh giao tử do sự phân li và tổ hợp của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân hình thành nhiều giao tử với tổ hợp gen khác nhau. Quá trình thụ tinh là do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái trong thụ tinh tạo ra nhiều tổ hợp gen khác nhau ở thế hệ con cháu. Cơ sở tế bào học là lý thuyết quan trọng cần ghi nhớ của chuyên đề ứng dụng di truyền sinh 12
- b) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi cho lai giống
Bước 2: Chọn lọc những cá thể có tổ hợp gen mong muốn
Bước 3: Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ kết hợp chọn lọc để tạo giống thuần
- c) Tạo giống lai có ưu thế lai cao
Khái niệm ưu thế lai: là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ
Phần lý thuyết sinh 12 làm cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai là Giả thuyết siêu trội. Cụ thể ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. Con lai có kiểu hình vượt trội hơn nhiều mặt so với các dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử.
Đặc điểm của ưu thế lai
Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ
Không sử dụng làm giống, chỉ dùng làm sản phẩm
Phương pháp tạo ưu thế lai
Bước 1: Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau
Bước 2: Lai khác dòng. Lai các dòng thuần chủng để tìm tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất
Đối với vật nuôi, người ta sử dụng biện pháp lai kinh tế: là phép lai giữa vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 thu sản phẩm, không dùng làm giống
Ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước lai với con đực cao sản nhập nội. Ví dụ bài 10 sinh 12 học sinh đã được giới thiệu về phép lai giữa con lợn cái là giống ỉ Móng Cái với con lợn đực là giống Đại Bạch được lợn lai F1 dùng làm sản phẩm (cân nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ nạc trên 40%). Ngoài ra, Viện Lúa quốc tế IRI đã tiến hành lai khác dòng tạo ra nhiều giống lúa tốt, có giống lúa đã trồng ở Việt Nam như IR5, IR8
Hình ảnh lợn ỉ Móng Cái
2, Bài tập sinh 12 - Ứng dụng di truyền vào chọn giống vật nuôi cây trồng
Câu 1: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng
- Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội
- Để tạo ra những con lai có ưu thế lai coa về một số đặc tính tốt nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau
- Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai
- Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống
Đáp án: D. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống
Trắc nghiệm sinh 12 - Câu 2: Cho biết các công đoạn được tiến hành chọn giống như sau
(1) Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn
(2) Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
(3) Lai các dòng thuần chủng với nhau
(4) Tạo các dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình
- (1), (2), (3), (4)
- (4), (1), (2), (3)
- (2), (3), (4), (1)
- (2), (3), (1), (4)
Đáp án: D. (2), (3), (1), (4)
Câu 3 sinh 12 trắc nghiệm - Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là
- Giao phấn xảy ra ở thực vật
- Giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật
- Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
- Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau
Đáp án: C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật
Câu 4: về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì
- Con lai kinh tế là giống không thuần chủng
- Con lai kinh tế có kiểu gen dị hợp về nhiều cặp gen, quá tình tự thụ phấn và giao phối cận huyết làm xuất hiện kiểu hình gen lặn biểu hiện kiểu hình không tốt
- làm giảm số loại kiểu gen ở đời con
- làm tăng kiểu hình ở đời con
Đáp án trắc nghiệm sinh 12 câu 4 - B. Con lai kinh tế có kiểu gen dị hợp về nhiều cặp gen, quá tình tự thụ phấn và giao phối cận huyết làm xuất hiện kiểu hình gen lặn biểu hiện kiểu hình không tốt
Câu 5: ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây
- P: AABbDD x AABbDD
B: P: AaBBDD x Aabbdd
- P: AabbDD x aaBBdd
- P: aabbdd x aabbdd
Đáp án: C. P: AabbDD x aaBBdd
3, Lý thuyết sinh 12 - Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Một kiểu gen quy định một năng suất và chất lượng nhất định. Để có năng suất và các phẩm chất tốt hơn, vượt ngoài giới hạn của kiểu gen người ta tiến hành gây đột biến để tạo nguồn biến dị, là nguyên liệu cho chọn giống
Gây đột biến là phương pháp tạo giống thường áp dụng cho vi sinh vật và cây trồng
a) Khái niệm: Là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học nhằm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người.
- b) Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến trong chuyên đề Ứng dụng di truyền sinh 12
Bước 1: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến. Xử lí các mẫu vật với tác nhân gây đột biến có liều lượng phù hợp và thời gian xử lí tối ưu
Bước 2: Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. Chọn lọc dựa vào những đặc điểm có thể nhận biết được để tách chúng ra khỏi các cá thể khác. Các cá thể này phát triển tốt thì đó là thể đột biến cần tìm
Ví dụ: Đối với vi khuẩn, chúng khuyết dưỡng chất A thì tức là khi môi trường không có chất A, vi khuẩn này không sinh trưởng và phát triển được. Sau khi xử lí bằng các tác nhân gây đột biến thích hợp, người ta cho vi khuẩn này vào môi trường khuyết dưỡng chất A. Nếu nó sinh trưởng, phát triển tốt thì đó là thể đột biến cần tìm. Học sinh có thể đọc lại sách giáo khoa sinh 12 bài 5 (nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể) để hiểu rõ hơn về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bước 3: Tạo dòng thuần chủng: Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ tạo ra tổ hợp gen mong muốn. Đối với vi khuẩn, ta cho chúng sinh sản để nhân lên thành dòng thuần.
Ngoài ứng dụng chọn giống vật nuôi và tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, chuyên đề Ứng dụng Di truyền còn giới thiệu đến các em học sinh một số nội dung khác như là Tạo giống bằng công nghệ tế bào và Tạo giống bằng công nghệ gen. Để học tốt chuyên đề sinh 12 này học sinh chỉ cần nắm vững lí thuyết Di truyền học và làm một số bài tập ứng dụng. Chúc các em học tốt!
Mọi thông xin mời liên hệ:
- Sách CCBook – Đọc là đỗ
- Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]
Nguồn: CCBook.vn
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)