Tổng hợp cách học thuộc nhanh môn văn: từ loại và phương thức biểu đạt

10/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Tổng hợp cách học thuộc nhanh môn văn: từ loại và phương thức biểu đạt

Trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây, các phân môn tiếng Việt cũng như tập là, văn đã được chú ý hơn rất nhiều. Đề thi thường dành ra từ 3 đến 4 điểm cho các câu hỏi về từ loại (danh từ, động từ, tính từ), các phương tiện tu từ (từ láy, từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa,..),…

Dưới đây là một trong những cách học thuộc nhanh môn văn phần tiếng việt hiệu quả: bảng tổng hợp kiến thức ngắn gọn theo từng mục.

 

 

Gồm có: Bảng tổng hợp 3 từ loại chính (danh từ, động từ, tính từ) và Bảng tổng hợp 6 phương thức biểu đạt chính

 

Với các kiến thức Ngữ văn phần tiếng Việt và Tập làm văn, không nên chỉ học thuộc lòng một cách cứng nhắc

 

1, cách học thuộc nhanh môn văn phần tiếng việt: Các từ loại chính

Phần tiếng Việt hiện nay thường xuất hiện dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc các câu hỏi ngắn trong phần Đọc hiểu và thường xoay quanh một số chủ điểm kiến thức sau

Từ loại

  • Từ loại chính: Danh từ, Động từ, Tính từ
  • Từ loại khác: Đại từ, Phó từ, Số từ, Tình thái từ

Biện pháp tu từ từ vựng

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Chơi chữ
  • Nói giảm, nói tránh
  • Nói quá (cường điệu)

Biện pháp tu từ cú pháp

  • Điệp ngữ
  • Liệt kê

Hướng dẫn cách học thuộc nhanh môn văn phần tiếng Việt: Bảng tổng hợp về 3 từ loại chính: danh từ, động từ, tính từ

Từ loạiÝ nghĩaKết hợpChức vụ
Danh từ

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

Phân loại: Danh từ chỉ đơn vị; danh từ chỉ sự vật

Thường kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và một số từ xác định đối tượng ở phía sau tạo thành cụm danh từ

Thường làm chủ ngữ trong câu

Có thể làm vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, …

Động từ

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

Phân loại: Động từ tình thái; động từ chỉ hoạt động

Thường kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ. Động từ kết hợp với danh từ, tính từ ở phía sau

Làm vị ngữ trong câu

Một số trường hợp khác động từ có thể làm chủ ngữ hoặc một số thành phần khác trong câu

Tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

Phân loại: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối; tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Tính từ thường kết hợp với những từ chỉ mức độ: rất, khá, lắm

Thường làm vị ngữ trong câu

Có thể làm chủ ngữ và tham gia vào một số thành phần khác trong câu

 

 

Trên đây là bảng tổng hợp ngắn gọn về 3 từ loại chính trong tiếng Việt

Các em có thể áp dụng cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc các từ loại chính cho những từ loại khác dưới đây:

a, Số từ:

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.

Cần phân biệt số từ với các danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng như: chục, đôi, tá, trăm, triệu. Số từ thường kết hợp những danh từ này để biểu thị số lượng

b, Đại từ

Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

c, Lượng từ

Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật một cách khái quát

Có thể chia lượng từ thành hai nhóm

  • Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể
  • Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối

d, chỉ từ

Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: Ngôi nhà kia, quyển sách nọ

e, Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

Phó từ gồm 2 loại. cách học thuộc nhanh môn văn về các phó từ là ta dựa vào những quan hệ từ mà nó bổ nghĩa. Cụ thể:

  • Phó từ đứng trước động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang), mức độ (rất, hơi, quá,…) sự tiếp diễn tương tự (cũng, vẫn, còn,…) sự phủ định (không, chưa, chẳng), sự cầu khiến (hãy, đừng, chớ)
  • Phó từ đứng sau động từ, tính từ thường bổ sung ý nghĩa về mức độ (lắm, quá,…), khả năng (thường, luôn…)

f, Quan hệ từ

Quan hệ từ được dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn

Ví dụ: Cái bút của bạn, Nó học bài còn tôi nấu cơm

Các quan hệ từ có thể dùng cùng với nhau để tạo thành cặp quan hệ từ: vì, do, bởi, tại,…. Nên, cho nên… nếu, giá, giá mà… thì; tuy, dù, mặc dù… nhưng

g, Trợ từ

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá về sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay,…

h, Tình thái từ

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo thành các loại câu: nghi vấn, cảm thán, cầu khiến và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

cách học thuộc nhanh môn văn về 4 loại tình thái từ

 

4 loại tình thái từ trong tiếng Việt

 

i, Thán từ

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp

Thán từ gồm 2 loại chính

  • Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ôi, a, ô hay, than ôi, trời ơi
  • Thán từ gọi – đáp: này, ơi, vâng

2, cách học thuộc nhanh môn văn phần tập làm văn: các phương thức biểu đạt trong văn bản

 

Phương thức biểu đạt là cách thức nhà văn sử dụng để truyền tải được nội dung, tư tưởng, ý kiến của mình tới mọi người. Mỗi một văn bản có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức biểu đạt là chính

Bởi vậy, cách học thuộc bài nhanh trong thời gian ngắn để có thể xác định được phương thức biểu đạt của văn bản đó chính là ta cần dựa vào các đặc trưng của từng phương thức

Chú ý xác định rõ phương thức biểu đạt chính của văn bản và các phương thức biểu đạt nhằm hỗ trợ thể hiện nội dung tư tưởng của văn bản

Bảng phân loại các phương thức biểu đạt của văn bản

Phương thức biểu đạtKhái niệmĐặc trưng
Tự sựTự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa

Có cốt truyện

Có nhân vật, sự việc

Rõ tư tưởng, chủ đề

Có ngôi kể thích hợp

Miêu tảLà dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con ngườiCó các câu tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc, … của người và sự vật hoặc miêu tả nội tâm của con người
Biểu cảmLà phương thức dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúcCó các câu văn, câu thơ thể hiện cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình
Nghị luậnLà phương thức dùng lí lẽ, lập luận, dẫn chứng để bàn bạc một vấn đề nào đó theo quan điểm của người nói/ viết

Có luận điểm

Có luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng)

 

Thuyết minhLà phương thức dùng để cung cấp tri thức khách quan về một sự vật, sự việc, hiện tượng cho người đọc, người nghe

Chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng

Cung cấp kiến thức khách quan, chính xác về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc hiểu rõ về đối tượng nào đó

Hành chính – công vụLà phương thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này với nước khác trên cơ sở pháp lí

Tính pháp lý

Tính khách quan

Tính khuôn mẫu

 

Một ví dụ về văn bản hành chính công vụ

 

Khi nhìn vào bảng trên, ta sẽ nắm được định nghĩa cũng như đặc trưng của từng phương thức biểu đạt một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thay vì học thuộc lòng dông dài, đây là cách học bài mau thuộc lâu quên rất dễ áp dụng dành cho môn Ngữ văn

Có thể thấy rằng, so với phương pháp học thuộc lòng thì cách học thuộc nhanh môn văn bằng các bảng biểu sẽ giúp em nắm được kiến thức một cách cô đọng và súc tích hơn.

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: