-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tổng hợp kiến thức hóa 10 ngắn gọn: Nguyên tử và Bảng tuần hoàn
06/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànChương trình Hóa học lớp 10 cung cấp những kiến thức căn bản nhất về môn Hóa: từ Nguyên tử đến Bảng tuần hoàn Nguyên tố hóa học. Đây chính là những kiến thức quan trong làm nền tảng cho các kiến thức về sau. Dưới đây là phần tổng hợp kiến thức hóa 10 3 chương Nguyên tử, Bảng tuần hoàn Nguyên tố Hóa học và chương Liên kết Hóa học
Hóa 10 chủ yếu xoay quanh các chương đại cương Hóa
1, tổng hợp kiến thức hóa 10 chương Nguyên tử
+) Nguyên tử được cấu tạo gồm: vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử
Vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm, chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử
Hạt nhân gồm proton (mang điện tích dương) và nơtron (không mang điện)
+) Khối lượng electron là không đáng kể so với khối lượng proton và notron nên khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân
Nguyên tử trung hòa về điện nên số p bằng số e và bằng Z (điện tích hạt nhân) Z cũng chính là số thứ tự của chất đó trong bảng tuần hoàn
+) Đồng vị: các nguyên tử có cùng số Z nhưng khác số N
Tóm tắt tổng hợp kiến thức hóa 10 chương Nguyên tử
m (proton) + m (notron) = m (nguyên tử) = A
số proton (+) = số electron (-) = Z (điện tích hạt nhân)
Học Hóa cùng Infographic cán đích điểm 9,10 thi THPT Quốc gia
2, tổng hợp kiến thức hóa 10 chương Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
2.1. Lý thuyết trọng tâm về bảng tuần hoàn
+) Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
Số thứ tự chu kì (số thường) = số lớp electron trong nguyên tử
+) Nhóm nguyên tố: là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau và được xếp thành một cột
Số thứ tự của nhóm (số La Mã) = số electron hóa trị
Đối với nguyên tố nhóm A: electron hóa trị = electron lớp ngoài cùng
Đối với nguyên tố nhóm B: electron hóa trị = electron lớp ngoài cùng + electron ở phân lớp sát lớp ngoài cùng chưa bão hòa
Ôn tập học kì 1 hóa 11 chương 1 phần 1: Sự điện li và độ điện li
2.2. Các nguyên tố nhóm A
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp lại sau mỗi chu kì, ta nói rằng: chúng biến đổi một cách tuần hoàn
Xu hướng của các nguyên tử là tiến tới cấu hình e bền của khí hiếm gần nó nhất: 8e lớp ngoài cùng hoặc 2e đối với He
Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân | Trong một nhóm A | Trong một chu kì |
Bán kính nguyên tử | tăng | giảm |
Tính kim loại | tăng | giảm |
Tính phi kim | giảm | tăng |
Độ âm điện | giảm | tăng |
3, tổng hợp kiến thức hóa 10 chương Liên kết hóa học
Xu hướng của các nguyên tử là tiến tới cấu hình e bền của khí hiếm gần nó nhất nên có hai xu hướng như sau
Xu hướng 1: Nguyên tử của nguyên tố này nhường hẳn e cho nguyên tử của nguyên tố kia -> liên kết ion
Xu hướng 2: Hai nguyên tử cùng bỏ ra 1 số e để hình thành những cặp e dùng chung, những cặp e này thuộc về cả 2 nguyên tử -> liên kết cộng hóa trị
3.1. Liên kết ion
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Bản chất: e chuyển tử nguyên tử này sang nguyên tử kia
Các kim loại có số electron lớp ngoài cùng nhỏ (thường 1, 2 hay 3 electron) do đó chúng sẽ nhường 1, 2 hay 3 electron cho nguyên tử của nguyên tố khác để thành ion dương (cation)
Tổng hợp kiến thức hóa 10 về liên kết ion
Các nguyên tử của nguyên tố phi kim có số electron lớp ngoài cùng lớn (thường 5, 6, hay 7 electron), do đó chúng sẽ nhận 3, 2 hay 1 electron từ nguyên tử của nguyên tố khác để thành ion âm (anion)
3.2. Liên kết cộng hóa trị
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp e dùng chung
Bản chất
Không cực: Đôi e dùng chung không lệch về bên nguyên tử nào
Có cực: Đôi e dùng chung lệch về nguyên tử nào có độ âm điện lớn hơn
Liên kết cộng hóa trị và liên kết ion (hay còn là liên kết cho nhận)
3.3. Hóa trị
Định nghĩa
Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của 1 nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó
tổng hợp kiến thức hóa 10: 3 quy tắc về số oxi hóa
Số oxi hóa của các nguyên tố là một số đại số được gán cho nguyên tử của các nguyên tố đó
Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của các nguyên tố bằng 0
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0.
Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó
Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion
Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiđro bằng +1, trừ 1 số trường hợp như hidrua kim loại (NaH, CaH2,...) số oxi hóa của oxi bằng - 2, trừ trường hợp OF2 (peoxit)
Trên đây là tổng hợp kiến thức hóa 10 các chương hóa đại cương Đây là những chương nền tảng giúp em có thể tiếp cận được các chương hóa học chuyên sây về sau như kim loại, phi kim, các hợp chất axit, bazo, muối,...
Theo dõi CCBOOK và bộ sách Bí quyết chinh phục điểm cao Hóa học 11 để chuẩn bị nắm chắc kiến thức Hóa học lớp 11 ngay từ bây giờ nhé!
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)