Tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 - Cách viết bài phân tích cảm nhận văn học

12/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 - Cách viết bài phân tích cảm nhận văn học

Bí quyết để làm tốt dạng để phân tích, cảm nhận văn học là gì? Hãy tham khảo ngay nội dung tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 về dạng đề này để viết văn thật hay và bứt phá điểm số thi vào 10 môn ngữ văn các em nhé!

1, Thông tin tổng quát cần nhớ

Phân tích, cảm nhận 1 đối tượng văn học chính là dạng đề cơ bản của nghị luận văn học. Nếu muốn viết tốt dạng đề này, em cần phải nắm rõ nội dung kiến thức của các tác phẩm văn học.

 (Ảnh minh họa - Nguồn: sưu tầm từ mạng Internet)

Ví dụ:

  • Đối với các bài thơ chữ tình: Đó chính là các hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, cái tôi cá nhận.vv..
  • Đối với các tác phẩm truyện ngắn: Đó chính là hình tượng nhân vật, là tình huống truyện, cốt truyện, hành động, diễn biến tâm lý nhân vật…

Về cơ bản, dạng đề phân tích, cảm nhận thường có cấu trúc đề tương đối đơn giản và dễ nhận biết. Gồm có 2 phần: Phần lệnh hỏi (chính là phân tích, cảm nhận) và phần nội dung của câu hỏi. Đó đều là những căn cứ để em có thể nắm bắt đúng yêu cầu của đề bài và đưa ra cách thức làm bài hợp lý nhất.

Để viết dạng bài này, các em cần làm sáng tỏ và cảm bình những giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của 1 đối tượng văn học.

2, Tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 về phương pháp viết bài nghị luận văn học cho dạng đề phân tích, cảm nhận VH

Phân tích, cảm nhận là một dạng đề nghị luận văn học. Vì thế, để làm dạng đề này, các em cần chú ý thực hiện tuần tự 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý => Lập dàn bài => Viết bài => Kiểm tra và hoàn thiện bài viết.

Bước thứ nhất: Tìm hiểu đề, tìm ý

Bước này em chỉ nên thực hiện trong khoảng 2 phút mà thôi! Em hãy chủ động lấy bút đánh dấu các từ khóa trong đề bài để xác định được chính xác các đối tượng cần phân tích, cảm nhận. Tiếp đến, em hãy tư duy, tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 và nhanh chóng khoanh vùng kiến thức (đối tượng nằm ở phần nào trong tác phẩm , nói về điều gì) đề hình dung được ý đồ của người ra đề. Bên cạnh đó, em cũng phải xác định được phương thức biểu đạt chính mà đề bài yêu cầu (thường là nghị luận) để có thể định hướng đúng đắn cho bài viết của mình.

Tiếp đến là tìm ý: Các em cần tái hiện lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của đối tượng mà đề bài đã yêu cầu phân tích, cảm nhận. Để làm tốt điều này, các em cần đặt đối tượng vào trong chỉnh thể tác phẩm để có thể tư duy 1 cách lô-gic hơn. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý khi tái hiện kiến thức:

Tác phẩm chứa đựng bao nhiêu nội dung, những nội dung đó là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả thông qua nội dung đó là gì? Nhà thơ, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp, tư tưởng gì đến cho người đọc.

Để có thể truyền tải giá trị nội dung của tác phẩm, những biện pháp, thủ pháp, hình thức nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng? Phân tích giá trị của những biện pháp, thủ pháp cũng như hình thức đó.

Bước thứ 2: Lập dàn bài

 Lập dàn bài là bước quan trọng khi viết văn (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

***Phần mở bài

+Em hãy có thể cân nhắc dẫn ra những nhận định, câu thơ có liên quan để tạo nên sự hấp dẫn, ấn tượng cho bài viết của mình.

+Giới thiệu tác giả và tác phẩm

+Giới thiệu về đối tượng nghị luận

***Phần thân bài

-Đưa ra luận điểm 1

+Đưa ruận cứ 1

+Đưa ra luận cứ 2

+…

-Đưa ra luận điểm 2

+ Đưa ruận cứ luận cứ 1

+ Đưa ruận cứ luận cứ 2

+…

- Đưa ra luận điểm 3

+ Đưa ra luận cứ 1

+ Đưa ra luận cứ 2

+…

-Đánh giá, nhận xét:

+Về giá trị của đối tượng nghị luận

+Về tài năng, vị trí của tác giả

+Về bài học rút ra cho bản thân (nếu cần thiết)

***Phần kết bài

Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Nên lưu ý rằng: Để phân tích, cảm nhận đối tượng nghị luận, em cần xác định hệ thống các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng rõ ràng, mạch lạc. Sau đó lần lượt trình bày theo từng đoạn văn độc lập.

Đối với các đoạn thơ, bài thơ, các em có thể chia theo bố cục câu thơ, khổ thơ hoặc theo mạch cảm xúc. Đối với tác phẩm đoạn trích, truyện ngắn, các em có thể phân tích theo tuyến nhân vật (như lai lịch, ngoại hình, các phẩm chất, tính cách, ứng xử trong mỗi hoàn cảnh khác nhau…), trình tự diễn biến truyện để tạo nên chiều sâu cho bài viết. Em nên liên hệ, so sánh với những đối tượng nghị luận khác để có thể làm nổi bật đối tượng văn học mà đề bài đã yêu cầu.

Bước thứ 3: Viết bài

Để làm tốt bước này, em cần tự tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 và nắm thật chắc các kiến thức đã học. Đặc biệt là kiến thức về tác phẩm được đề cập trong đề bài.

Khoảng 75% thời gian của câu nghị luận văn học là dành cho phần viết bài. Khi bắt đầu viết bài, các em cần phân bố thời gian phù hợp cho mỗi luận điểm để đi thẳng vào vấn đề, tránh lan man, dài dòng. Tuy nhiên, cũng không nên viết quá sơ sài. Bài viết cần làm tuần tự theo dàn ý đã chuẩn bị để không bị thiếu ý, lặp ý. Nếu có thể, em hãy viết những câu văn thật đặc sắc kèm theo 1 vài lời bình  sắc sảo. Đó có thể sẽ là những “điểm cộng” cho bài văn của các em.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện bài viết

Sau khi viết xong, các em hãy dành khoảng 3 đến 5 phút để đọc lại từ đầu đến cuối bài văn của chính mình, hoàn thiện những nội dung còn thiếu sót, để ý các lỗi chính tả… để có được 1 bài văn hoàn chỉnh nhất.

Hy vọng nội dung tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 về cách viết bài phân tích, cảm nhận văn học trên đây sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích và chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới.

(Bài viết Tham khảo thông tin từ cuốn Sách Đột phá 9+ Kỳ thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn)

=>=> Xem thêm: Đột phá 9+ môn Ngữ Văn kì thi vào lớp 10 THPT

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: