Tổng hợp kiến thức và chữa đề kiểm tra phần tiếng việt lớp 9

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Tổng hợp kiến thức và chữa đề kiểm tra phần tiếng việt lớp 9

Chương trình Ngữ văn lớp 9 được chia làm ba phân môn chính:Văn bản Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Khi ôn thi phần Văn bản, học sinh sẽ ôn tập các tác phẩm chính từ Chuyện người con gái Nam Xương cho đến hết bài Nói với con.

Còn đề kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 sẽ không có giới hạn ôn tập mà buộc học sinh phải nắm vững được kiến thức của toàn bộ chuyên đề. Sau đây là đề cương ôn tập chuyên đề Từ vựng dành cho các em học sinh lớp 9.

1, Ôn tập kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 – chuyên đề Từ vựng

Từ đơn và từ phức: Từ là đơn vị nhỏ nhất được tạo nên từ tiếng và luôn luôn biểu thị một ý nghĩa nào đó. Xét về cấu tạo, từ được chia làm hai loại là từ đơn và từ phức. Từ đơn là từ được tạo thành từ một tiếng có nghĩa. Ví dụ như: mây, sông, cây, kiến,…Từ phức được tạo thành từ hai tiếng trở lên để biểu thị một ý nghĩa nhất định. Từ phức được chia thành từ ghép và từ láy. Để nhận diện được từ ghép và từ láy phải căn cứ trên cả hai phương diện ý nghĩa và hình thức ngữ âm. Dạng đề phân biệt từ ghép và từ láy là trọng tâm ôn tập kiểm tra phần tiếng việt lớp 9

 Phân biệt từ ghép và từ láy là trọng tâm kiến thức ôn tập chuyên đề Từ vựng ngữ văn 9

Về phương diện ý nghĩa, từ láy chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng không có nghĩa. Ý nghĩa của từ láy được tạo nên nhờ sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong khi đó, tất cả các tiếng trong từ ghép đều có nghĩa. Nghĩa của từ ghép được tạo nên từ sự kết hợp nghĩa giữa các tiếng. Về phương diện ngữ âm, các từ trong từ láy có quan hệ với nhau về mặt âm thanh: láy âm đầu, láy vần hoặc láy toàn bộ. Trong khi với từ ghép thì hai tiếng trong từ ghép không có quan hệ láy âm. Có thể xuất hiện một số trường hợp giống nhau về âm thanh nhưng chỉ là ngẫu nhiên. Học sinh cần nắm vững cách phân biệt từ ghép và từ láy để tránh bị mất điểm trong đề kiểm tra phần tiếng việt lớp 9

Ta xét một ví dụ như sau. Cho hai từ nhanh nhẹn và nhanh nhạy. Hãy xác định xem mỗi từ nêu trên thuộc loại từ ghép hay từ láy và giải thích?

Trả lời: Ta có từ nhanh nhạy, xét về ngữ âm thì hai tiếng nhanh và nhạy có phụ âm đầu giống nhau, song xét về mặt ngữ nghĩa, cả hai tiếng nhanh và nhạy đều có nghĩa. Vì thế nó là từ ghép. Trong khi đó từ nhanh nhẹn cũng có phụ âm đầu giữa hai tiếng là giống nhau, song khi xét về mặt ngữ nghĩa thì chỉ có từ nhanh có có nghĩa còn từ nhẹn không có nghĩa. Vậy nên nó là từ láy. Từ đó ta rút ra kết luận, để nhận diện một từ là từ ghép hay từ láy thì cần dựa vào cả hai phương diện là ngữ nghĩa và ngữ âm của từ

Xét về nghĩa của từ: Ta có từ nhiều nghĩa, bao gồm nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. Đề kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 có thể hỏi học sinh nghĩa nào là nghĩa gốc còn nghĩa nào là nghĩa chuyển trong những từ cho trước.

Từ có hai cấp độ khái quát là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng có phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác. Còn nghĩa hẹp là nghĩa của nó bị bao hàm bởi một từ khác. Một từ có thể có nghĩa rộng với từ này song lại có nghĩa hẹp với từ khác.

Quan hệ nghĩa của từ: Quan hệ nghĩa của từ gồm có 4 loại như sau. Học sinh cần chú ý nắm vững cách nhận biết 4 loại quan hệ nghĩa trong đề kiểm tra phần tiếng việt lớp 9. Cụ thể:

Từ đồng âm: Là những từ có cùng âm nhưng lại có nghĩa hoàn toàn không giống nhau

Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau, tạo sự đối lập tương phản

Từ đồng nghĩa: Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có hai loại từ đồng nghĩa là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Trường từ vựng: Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng

 

Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa trong tiếng Việt rất phong phú, đòi hỏi học sinh phải có được vốn từ vựng chắc chắn

Từ xét theo nguồn gốc

Từ thuần Việt: là những từ do cha ông ta tạo ra. Ví dụ như trẻ, sống, đàn ông,…

Từ mượn: là những từ của ngôn ngữ nước ngoài được vay mượn vào ngôn ngữ của chúng ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng,… mà tiếng của chúng ta không có từ thích hợp để biểu thị. Có hai dạng từ mượn là từ mượn ngôn ngữ Ấn – Âu và từ mượn tiếng Hán, Từ mượn tiếng Hán chiếm 70% số từ mượn của tiếng Việt. Khi sử dụng từ mượn nước ngoài cần lưu ý tiếp thu văn hóa nhưng vẫn phải giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Một số lớp từ khác xuất hiện trong đề cương kiểm tra phần tiếng việt 9 tập 2

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương: là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định

Ví dụ:

Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), thầy (bố), giời (trời),…

Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kia), răng (thế nào, sao), rứa (thế, vậy, như thế, như vậy),…

Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), trái (quả),…

Biệt ngữ xã hội: Là những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong một số phạm vi giao tiếp giữa một lớp người có cùng một đặc điểm xã hội nhất định như nghề nghiệp, tín ngưỡng, tôn giáo

Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ

Chú ý khi làm đề kiểm tra phần tiếng việt 9: Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Mỗi ngành khoa học lại có một hệ thống thuật ngữ đặc thù. Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Từ tượng thanh và từ tượng hình: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. Còn từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái cụ thể, sinh động của sự vật. Từ tượng hình, từ tượng thanh là từ gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao.

2, Soạn bài kiểm tra phần tiếng việt lớp 9

Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Khởi ngữ là "Còn mắt tôi"; có thể viết lại câu này thành: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Các thành phần biệt lập trong câu:

  1. a) Thật đấy là thành phần tình thái để xác nhận điều được nói đến trong câu.
  2. b) may là thành phần tình thái, dùng để bộc lộ thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.

Câu 3 đề kiểm tra phần tiếng việt 9 trang 155: Các từ ngữ in đậm được sử dụng bởi phép liên kết và tác dụng của chúng như sau

  1. a) Phép lặp từ giống giúp liên kết câu 1 với câu 2.

Phép lặp từ ba con già, già, ba con giúp liên kết câu 2 với câu 3

Phép thế vậy giúp liên kết câu văn đó với toàn bộ nội dung ở các câu trước của đoạn trích.

  1. b) Phép nối thế là giúp liên kết nội dung toàn đoạn.

Câu 4 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 trang 156

Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ

Phép thế: Sa Pa - đấy.

Câu 5 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 trang 156: Học sinh tự chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn ở một bài tập làm văn của em. Nhắc lại về liên kết nội dung là cách liên kết chủ đề và liên kết logic. Còn liên kết hình thức bao gồm các phép sau: phép lặp từ ngữ, phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng, phép thế, phép nối.

Câu 6 soạn kiểm tra phần tiếng việt trang 155:

  1. a) Câu chứa hàm ý: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
  2. b) Nội dung hàm ý: Ngài phải cúi đầu (luồn cúi) trước quan trên, hách dịch trước dân đen. Hàm ý chế giễu người nịnh hót luồn cúi
  3. c) Viên quan (người nghe) không hiểu được hàm ý sâu xa của câu nói. Bởi nếu hiểu được ý chế giễu và phê phán của câu nói thì viên quan đã nổi giận.

Trên đây là tóm tắt toàn bộ kiến thức phần Từ vựng, cung cấp cho học sinh nguồn tài liệu ôn luyện kiểm tra phần tiếng việt lớp 9 một cách hiệu quả. Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Ngữ văn 9, mời các em liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: