Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Địa lí ôn thi vào lớp 10

11/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Địa lí ôn thi vào lớp 10

Nhằm giúp các em thuận lợi trong quá trình ôn thi vào lớp 10 môn Địa lí, chúng tôi xin được tổng hợp hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Địa lí kèm theo đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo:

Xem thêm: 

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm Địa lí dân cư

Câu 1: Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc thiểu số có vị trí:

A. bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam.

B. làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ.

C. góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam.

D. trở thành bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam.

Đáp án: C

Câu 2: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là:

A. làm đồ gốm

B. dệt thổ cẩm

C. khảm bạc

D. trạm trổ

Đáp án: B

Câu 3: Làm đường thốt nốt là kinh tế chủ yếu của dân tộc nào?

A. dân tộc Hoa

B. Chăm

C. Khơ-me

D. Dân tộc Cơ-ho.

Đáp án: C

Câu 4: Sự phân bổ của các dân tộc không phải do?

A. điều kiện tự nhiên.

B. tập quán sinh hoạt và sản xuất.

C. nguồn gốc phát sinh

D. thể lực của người dân.

Đáp án: D

Câu 5: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả nào?

A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.

B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.

C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.

D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.

Đáp án: A

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí chuyên đề sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Câu 1: Một số ngành công nghiệp trọng điểm nổi bật nước ta là:

A. dầu khí, điện, điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng.

B. dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

C. dầu khí, điện, điện tử - tin học, chế biến lương thực thực phẩm.

D. dầu khí, điện, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án: B

Câu 2: Hiện nay, Việt Nam là thành viên của tổ chức nào?

A. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc mĩ (NAFTA)

B. Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)

C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

D. Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)

Đáp án: C

Câu 3: Công cuộc Đổi mới đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn, tuy nhiên vẫn còn cần khắc phục, cụ thể là:

A. Sản lượng lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

B. Nền kinh tế chưa có tích lũy nội bộ.

C. Lạm phát chưa được đẩy lùi.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Đáp án: D

Câu 4: Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ:

A. Khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước sang khu vực kinh tế Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài sang khu vực kinh tế Nhà nước.

D. Khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Câu 5: Thách thức lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta là:

A. phân hóa giàu – nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay gắt.

B. ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài, có nguy cơ “hòa tan”.

C. thiếu thốn, công nghệ và lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

D. sự phân hóa giàu – nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng lên.

Đáp án: A

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí nông nghiệp

Câu 1: Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp nước ta hơn:

A. 6 triệu ha

B. 7 triệu ha

C. 8 triệu ha

D. 9 triệu ha

Đáp án: D

câu 2: Lượng mua trung bình của nước ta đạt?

A. 1000 – 2000 mm/năm

B. 1000 – 2500 mm/năm

C. 1500 – 2000 mm/năm

D. 1500 – 2500 mm/năm

Đáp án: C

câu 3: Nghề cá ở nước ta phát triển mạnh ở

A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: C

Câu 4: Các tỉnh dẫn đầu về khai thác hải sản ở nước ta là:

A. Kiên Giang, Cà Mai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

B. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận.

C. Kiên Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận.

D. Kiên Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

Đáp án: A

Câu 5: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu còn cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động. Đây là:

A. đặc điểm quan trọng để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.

B. vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống con người.

C. các điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất nông nghiệp.

D. những hình thức cơ bản của tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: A

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí công nghiệp

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở nước ta?

A. cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số vùng.

B. hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.

C. đang từng bước được cải thiện và hiện đại.

D. góp phần làm cơ cấu công nghiệp đa dạng và linh hoạt hơn.

Đáp án: D

Câu 2: Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở?

A. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

B. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

C. thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.

D. các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Đáp án: B

câu 3: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành:

A. có thế mạnh lâu dài

B. mang lại hiệu quả cao

C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài

D. tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Đáp án: C

câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta?

A. Đà Nẵng và Vũng Tàu có cơ cấu ngành giống nhau

B. Công nghiệp chế biến lương thực phân bố rộng rãi

C. Hải Phòng, Biên Hòa là các trung tâm quy mô lớn.

D. Có các trung tâm với quy mô rất lớn, lớn, vừa, nhỏ.

Đáp án: A

Câu 5: Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm?

A. cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, cơ cấu địa phương.

B. cơ cấu công nghiệp theo ngành, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.

C. cơ cấu công nghiệp theo ngành, cơ cấu công nghiệp địa phương, cơ cấu công nghiệp trung ương.

D. cơ cấu công nghiệp trung ương, cơ cấu công nghiệp địa phương, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.

Đáp án: B

Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí dịch vụ

Câu 1: Dịch vụ không phải là ngành?

A. gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.

B. cơ cấu càng đa dạng nền kinh tế càng phát triển.

C. trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

D. đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

Đáp án: C

câu 2: Ngành nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?

A. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

B. thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.

C. tài chính, tín dụng.

D. giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

Đáp án: B

Câu 3: Ở nước ta, năm 2002 số người làm việc trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng trong khoảng?

A. 23% trong cơ cấu lao động

B. 25% trong cơ cấu lao động

C. 40% trong cơ cấu lao động

D. trên 50% trong cơ cấu lao động

Đáp án: B

câu 4: Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển?

A. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt

B. các hệ sinh thái ven biển rất đa dạng và giàu có

C. có nhiều sa khoáng với trữ lượng lớn

D. nằm gần các tuyến hàng hải trên Biển Đông

Đáp án: D

câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết quốc lộ 1 không đi qua tỉnh nào sau dây?

A. Quảng Nam

B. Khánh Hòa

C. Lâm Đồng

D. Bình Thuận

Đáp án: C

Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí được trích từ cuốn tài liệu “Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Địa lí 9”. Để nhận được tư vấn về sách tài liệu tham khảo ôn thi vào lớp 10, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối bài viết.

Mua ngay cuốn sách này: TẠI ĐÂY! 

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook - Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10, Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Holine: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: