-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tư vấn chọn ngành trong các khoa của đại học ngoại thương
11/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànChắc hẳn rằng các bạn học sinh không còn xa lạ gì với trường Đại học Ngoại thương hay vẫn được gọi bằng tên gọi thân thương FTU (Foreign Trade University). Là một trong những trường Đại học hàng đầu Việt Nam trong khối ngành kinh tế, các khoa của đại học ngoại thương luôn thu hút được rất nhiều các bạn học sinh đăng ký hồ sơ.
Mỗi ngành đào tạo của trường Đại học Ngoại thương lại có mục tiêu, chương trình học cũng như cơ hội việc làm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em học sinh tìm hiểu từng khoa của trường và từ đó chọn được cho mình một chuyên ngành phù hợp nhé!
Xem thêm:
1, các khoa của đại học ngoại thương – Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Logo màu đỏ rất nổi bật của trường Đại học Ngoại thương
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, tiền thân là Khoa Kinh tế Ngoại thương là một trong những Khoa được hình thành ngay từ những ngày đầu tiên thành lập trường Đại học Ngoại thương (ngày 15 tháng 10 năm 1960). Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế là cơ sở đào tạo về lĩnh vực Kinh tế và Thương mại quốc tế có danh tiếng từ lâu và đến nay vẫn luôn giữ được chất lượng đào tạo hàng đầu của mình. Trường Đại học Ngoại thương có hai cơ sở chính và cả hai đều tập trung đào tạo chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại. Cơ sở 1 của Đại học Ngoại thương là Đại học Ngoại thương Hà Nội (số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội); cơ sở 2 là đại học ngoại thương tphcm (số 15 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh)
Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế là đơn vị chủ lực trong giảng dạy và đào các ngành Kinh tế và Thương mại quốc tế, bao gồm đào tạo bậc Đại học và sau Đại học. Chuyên ngành đào tạo truyền thống nhất và cũng là chuyên ngành có uy tín nhất của khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế là chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (tiền thân là chuyên ngành Kinh tế Ngoại thương). Là một chuyên ngành có uy tín nên điểm chuẩn của chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại nói riêng và của khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế nói chung khá cao, thuộc những trường Đại học có điểm thi đầu vào thuộc top đầu cả nước. Cụ thể, đại học ngoại thương điểm chuẩn 2019 cao nhất là 26.2 và thấp nhất là 25.5
Hình ảnh trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Ngoại thương, sinh viên của Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế được trang bị một hệ thống kiến thức khá toàn diện về chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại. Đặc biệt là sinh viên sẽ có được kĩ năng sử dụng thành thạo ít nhất một trong các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc. Đa số các sinh viên của Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế nói riêng và các khoa của đại học ngoại thương nói chung khi ra trường đều tìm được việc làm phù hợp cũng như được các cơ quan tuyển dụng và xã hội đánh giá cao.
Sau khi tốt nghiệp khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, sinh viên có thể đảm nhiệm các vị trí trong các công ty Xuất nhập khẩu, Logistics, các hãng tàu,… Ngoài ra là các doanh nghiệp đa quốc gia (MNCs), các tổ chức phi chính phủ (NGOs),…Hiện nay có rất nhiều sinh viên của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng của các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Kinh tế Đối ngoại, đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển Kinh tế - Thương mại của đất nước trong quá trình Hội nhập Quốc tế
2, các khoa của đại học ngoại thương – khoa Kinh tế Quốc tế
Ngay từ những ngày đầu thành lập trường, trường Đại học Ngoại Thương đã bắt đầu giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực Kinh tế Quốc tế. Có thể kể đến như các môn Quan hệ kinh tế quốc tế, Đầu tư quốc tế, Chính sách thương mại quốc tế, Thanh toán quốc tế, Chuyển giao công nghệ, Lý thuyết tài chính tiền tệ.
Bắt đầu từ năm 1993, cùng với quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam, các môn học thuộc bộ môn Kinh tế học như Kinh tế Vĩ mô, Kinh tế Vi mô, Kinh tế lượng,… đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường. Ngày 1 tháng 1 năm 2009, trường Đại học Ngoại thương tách từ Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế để thành lập bộ môn Kinh tế học và Khoa Kinh tế học trở thành một trong các khoa của đại học ngoại thương.
Khoa Kinh tế Quốc tế được xây dựng với ba lĩnh vực là trụ cột quan trọng nhất của Kinh tế học. Đó là bộ môn Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô và Kinh tế lượng. Hiện nay, Khoa Kinh tế Quốc tế có cấu trúc gồm ba bộ môn tương ứng với ba trụ cột, đó là bộ môn Kinh tế vi mô, bộ môn Kinh tế vĩ mô, bộ môn Kinh tế Quốc tế và phương pháp lượng. Khoa Kinh tế Quốc tế cũng như các khoa của đại học ngoại thương đều có được một đội ngũ giảng viên được đào tạo cơ bản và chuyên sâu từ nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật, Úc. Đây đều là những nhà kinh tế trẻ song đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời có uy tín trong giảng dạy cũng như khả năng nghiên cứu khoa học độc lập.
3, tư vấn chọn các khoa của đại học ngoại thương
Ngoài hai khoa chính của trường là Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế và Khoa Kinh Tế Quốc tế, trường Đại học Ngoại thương còn có nhiều khoa khác:
Khoa Luật: Tuy thành lập chưa lâu song khoa Luật đã trở thành một trong những chuyên ngành đào tạo hàng đầu của trường. Khoa Luật của trường nghiên cứu sâu về Luật Quốc tế - Luật Thương mại Quốc tế cũng như luật Đầu tư Quốc tế, các Chính sách thương mại Quốc tế. Đặc biệt là về các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong quá trình toàn cầu hóa, mở cửa thương mại tự do, nhân lực cho ngành Luật Quốc tế - luật Thương mại Quốc tế là rất cần thiết. Bởi vậy hiện nay khoa Luật là một trong các khoa của đại học ngoại thương mà nhà trường đang tập trung đẩy mạnh. Cụ thể, nhà trường tạo điều kiện cho các sinh viên khoa Luật được tiếp cận với giáo trình hiện đại chuyên sâu. Đội ngũ Giảng viên của Khoa đều là những giảng viên giỏi, được đào tạo tại nước ngoài chuyên ngành Luật và nhiều giảng viên đang là Luật sư hoặc Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế. Sau khi ra trường, sinh viên khoa Luật có thể trở thành Luật sư (sau khi thi chứng chỉ hành nghề Luật), tư vấn Luật thuộc các văn phòng Tư vấn, cán bộ phòng Pháp chế của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, Ngân hàng
Đội ngũ Giảng viên khoa Luật của Đại học Ngoại thương
Khoa Ngôn ngữ thương mại: Khoa Ngôn ngữ thương mại gồm các ngành Ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung, ngôn ngữ Pháp và ngôn ngữ Nhật. Không chỉ cung cấp kiến thức về ngôn ngữ học, đào tạo các kĩ năng ngoại ngữ chuyên sâu về biên phiên dịch mà trường Đại học Ngoại thương còn chú trọng định hướng chuyên ngành Thương mại Quốc tế. Với khoa Ngôn ngữ thương mại, đại học ngoại thương tuyển sinh 2019 cả 4 chuyên ngành với chỉ tiêu là 400 sinh viên. Với việc được đào tạo và rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ theo chuyên ngành, các sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương khoa Ngôn ngữ thương mại hoàn toàn có thể trở thành các cán bộ ngành Xuất nhập khẩu, Logistics,.. hoặc trở thành biên phiên dịch với kiến thức chuyên ngành sâu rộng.
Trường Đại học Ngoại thương là một trong những trường Đại học hàng đầu Việt Nam về khối ngành kinh tế và là niềm mong mỏi, ước ao của rất nhiều các bạn học sinh trên cả nước. Bởi thế, để bắt đầu giấc mơ của chính mình, các em hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu các khoa của đại học ngoại thương nhé. Chúc các em tìm được cho mình một mục tiêu phù hợp và tạo được động lực cho bản thân.
Mọi thông xin mời liên hệ:
- Sách CCBook – Đọc là đỗ
- Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 024.3399.2266
- Email: [email protected]
Nguồn: CCBook.vn
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)