-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ ông đồ và hình ảnh ông đồ chi tiết nhất
29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toànNhà thơ Vũ Đình Liên sinh năm 1913 và mất năm 1996, là nhà thơ, nhà nghiên cứu và dịch thuật. Ông đồ là bài thơ xuất sắc tiêu biểu cho phong trào Thơ mới và cũng là tác phẩm nổi bật nhất của ông. Trong quá trình phân tích bài thơ ông đồ trong chương trình ngữ văn 8, chúng ta sẽ thấy được một giọng thơ nặng lòng thương người và chất chứa đầy nỗi niềm hoài cổ cũng như luôn đau đáu về những gái trị truyền thống xưa cũ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Trọn bộ tài liệu ôn tập Ngữ văn 8 chi tiết nhất
Phân tích bài thơ ông đồ hai khổ thơ đầu – Bức tranh toàn cảnh về ông đồ thời chữ Nho thịnh hành
Phân tích ý nghĩa biểu tượng ông đồ - mùa xuân
Bài thơ Ông đồ được mở đầu với hình ảnh hoa đào nở gợi không khí tết đến xuân về. Cách dùng từ “mỗi năm – lại thấy” đã nhấn mạnh quy luật thời gian xuất hiện cố định của ông đồ, đó chính là vào đầu năm mới.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Sự tương xứng giữa hai cụm "hoa đào nở" và "ông đồ già" còn khẳng định rằng: Cũng tương tự như hoa đào, ông đồ già cũng là một hình ảnh đặc trưng có tính biểu tượng báo hiệu mùa xuân tới. Cứ nhìn thấy hình ảnh ông đồ cắm cúi bên những tờ giấy đỏ thì cũng như là tết đã đến, xuân đã về.
Khung cảnh ông đồ già xuất hiện
Ông đồ ngồi bên phố xá nhộn nhịp, giữa những “đồ nghề” của mình. Đó là tấm giấy son (đỏ) với bút lông, nghiên mực. Khi viết đề cảm nhận khổ 1, bài ông đồ học sinh chú ý miêu tả khung cảnh khi ông đồ xuất hiện
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Mỗi dịp tết đến, người ta sẽ đi “xin chữ” của các ông đồ có nét chữ thư pháp đẹp để treo trong nhà hay đem biếu tặng nhau. Xin chữ thư pháp, tranh chữ là một phong tục tập quán quý báu của nhân dân ta mà khi phân tích bài thơ ông đồ cần chú ý. Những chữ được chọn viết thường là những chữ Hán mang lại may mắn như Phúc, Hỷ, An, Lộc,.. hay những lời tự răn bản thân như Tâm, Minh,… Những bức tranh chữ của ông đồ lúc nào cũng khiến người ta xuýt xoa vì đẹp.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Hướng phân tích bài ông đồ ngắn nhất: Phân tích biện pháp nghệ thuật được sử dụng từ đó đưa ra kết luận nội dung. Cụ thể, biện pháp so sánh đã được tác giả sử dụng nhằm nêu bật lên sự tài hoa, khéo léo của ông đồ. Lối viết thư pháp theo dạng chữ thảo là một lối viết khó, bởi vậy để có được những bức tranh chữ đẹp đẽ đến mức “như phượng múa rồng bay” , chứng tỏ rằng ông đồ đã phải khổ công rèn luyện rất nhiều.
Tham khảo thêm các đề văn lớp 8 hay TẠI ĐÂY
Phân tích bài thơ ông đồ ba khổ thơ cuối – Bức tranh toàn cảnh về ông đồ thời chữ Nho suy tàn
Nhưng phong tục truyền thống lâu đời ấy cũng không thể chống lại được sự khắc nghiệt của thời gian. Sự du nhập của nền văn hóa phương Tây mới mẻ đã làm cho sở thích của đám đông cũng thay đổi theo. Người ta đã không còn mặn mà với những nét văn hóa truyền thống nữa, bởi vậy nên ông đồ cũng chịu cảnh hẩm hiu:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu.
Phân tích câu hỏi độc thoại nội tâm
Khi phân tích bài thơ ông đồ, câu hỏi “Người thuê viết nay đâu?” chính là độc thoại nội tâm đau đáu của nhân vật trữ tình. Đứng trước sự thay đổi quá nhanh chóng của thời cuộc, ông đồ không thể bắt kịp với vòng xoáy ấy mà chỉ có thể lặng lẽ tự hỏi như vậy mà thôi. Nỗi buồn ấy của ông đồ còn nhuộm đẫm vào những đồ vật gắn bó mật thiết với ông, và bởi vậy chúng cũng chịu chung số phận bị người đời bỏ mặc, lãng quên.
Hiện nay, viết thư pháp hay xin chữ ông đồ đã được khôi phục và càng ngày càng thu hút được sự quan tâm của người dân.[/caption]
Biện pháp nhân hóa cho giấy đỏ (buồn không thắm), mực (nghiên sầu) đã nhấn mạnh nỗi buồn thời cuộc của không chỉ nhân vật trữ tình mà còn của cả một thế hệ Nho giáo, một nền văn hóa, tư tưởng xưa.
Đến đây chúng ta đã có thể khái quát được nội dung bài thơ ông đồ: Ông đồ nói riêng hay chính nền Nho giáo nói chung, đứng trước sự thay đổi bất ngờ của thời cuộc không thể làm gì khác ngoài im lặng trước sự thờ ơ của con người
Phân tích khổ thơ thứ tư
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Cảnh sắc thiên nhiên cũng khắc họa thêm vào bức tranh tâm trạng những nét chấm phá đìu hiu, cám cảnh. Giữa mùa xuân lại có lá vàng rụng xuống trên tập giấy đỏ ế ẩm, mưa xuân lất phất đấy nhưng sao buồn bã thế. Còn chủ thể trữ tình của đề phân tích bài thơ ông đồ thì đang ngồi lặng im. Phố xá vẫn tấp nập, chỉ là không còn ai chú ý đến ông đồ nữa mà thôi.
Phân tích khổ thơ cuối
Năm nay hoa đào nở,
Không thấy ông đồ xưa,
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Khổ thơ cuối cùng nhắc lại hình ảnh hoa đào nở. Cũng là khung cảnh như khổ thơ đầu nhưng ông đồ đã không còn nữa. Sự tương ứng đầu cuối giữa cụm hình ảnh hoa đào nở - ông đồ già đã nhấn mạnh nỗi xót xa về sự lụi tàn của ông đồ - đại diện cho văn hóa Nho giáo cũ. Còn đâu một biểu tượng mùa xuân có thể sánh ngang với hoa đào nở một thời?
Ông đồ - hay chính là những người muôn năm cũ, đứng trước sự thay đổi quá nhanh chóng của xã hội, đã lặng lẽ biến mất, lặng lẽ lụi tàn mà không còn ai thương nhớ, đoái hoài. Khi phân tích bài thơ ông đồ, câu hỏi tu từ kết bài “Hồn ở đâu bây giờ?” là một trong những điểm nhấn về sự lụi tàn trong im lìm đó. Nó như một câu hỏi phảng phất từ xa xôi vọng về trong chớp mắt rồi lại chìm nghỉm trước nhịp sống xã hội “Tây hóa” của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Và có lẽ, những suy tư, trăn trở
Mới! CC Thần tốc luyện đề 2022 giải pháp giúp sĩ tử TĂNG ĐIỂM CHẮC CHẮN TRONG THỜI GIAN NGẮN (12/01/2022)
Đột phá 8+ phiên bản mới nhất có gì khác biệt so với phiên bản cũ? (21/08/2021)
Giới thiệu bộ sách Đột phá 8+ phiên bản mới dành riêng cho 2K4 (03/08/2021)
Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia 2021 môn GDCD (08/07/2021)