Văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến chi tiết 3 phần

11/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến chi tiết 3 phần

 Nhà thơ Quang Dũng sinh năm 1921 và mất năm 1988, quê ông ở huyện Đan Phượng, Hà Tây (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh. Tây Tiến là một trong những tác phẩm nổi bật của ông.

Và qua những bài phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến, ta càng thêm khẳng định: “Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chất lãng mạn.” Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Rừng biển quê hương (in chung, 1957), Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988),…

Tìm hiểu thêm: 

1, Hướng dẫn dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến khổ 1 – hai câu thơ đầu

Văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến chi tiết 3 phần-1

 

Mở đầu bài thơ Tây Tiến là hình ảnh sông mã anh hùng – là dòng sông nhân chứng, người bạn tri kỉ dõi theo suốt bước đường hành quân của những người lính Tây Tiến. Dường như nỗi nhớ đã âm ỉ cháy trong tâm khảm người nghệ sĩ – chiến sĩ để ngay khi được bộc lộ, nỗi nhớ ấy tràn ra đầu ngòi bút thành tiếng gọi thân thương:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

Trong câu thơ, điệp từ nhớ lặp lại hai lần cùng với tiếng gọi ơi đầy thân thương đã nhấn mạnh chiều sâu của cảm xúc. Âm hưởng của vần ơi ngân dài như vọng ra những kỉ niệm của một thời xa vắng, nhớ thương. Những hình ảnh núi cao, vực thẳm, sông sâu, thác cuộn,… hiện lên khi phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến kết đọng thành nỗi nhớ bâng khuâng, miên man da diết: nhớ chơi vơi. Nỗi nhớ chơi vơi ấy là nỗi nhớ mơ hồ nhưng cũng rất cụ thể. Nó bồng bềnh trong không gian, trải dài trong thời gian và đi sâu vào kí ức như một kỉ niệm chẳng thể nào nguôi ngoai được. Bắt nguồn từ nỗi nhớ ấy, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà không kém phần trữ tình, lãng mạn cứ dần dần hiện lên

2, Hướng dẫn dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến khổ 1 – hai câu thơ tiếp theo

 

Nỗi nhớ Tây Tiến như một thước phim trong tâm trí, những hình ảnh trong tâm tưởng ấy cứ lần lượt quay về với những địa danh mà người lính đã từng đặt chân qua. Đó là Sài Khao, là Mường Lát, là Pha Luông, là Châu Mộc.

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dù tên những địa danh như Sài Khao, Mường Lát “vừa đọc lên đã thấy mỏi gối chùn chân” nhưng có lẽ đúng như những gì Chế Lan Viên từng nhận ra rằng “”Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”. Bởi thế, câu thơ hiện lên như một hồi ức chân thực

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Trên đỉnh Sài Khao, sương mù dày đặc phủ kín, che lấp những chiến sĩ Tây Tiến đang hành quân giữa trùng điệp núi cao, rừng thẳm, sương dày, mây lạnh. Sáu thanh âm trong câu thơ lần lượt vang lên như để diễn tả trạng thái của người lính sau chặng đường thăm thẳm ở tiếng thứ bảy – đoàn quân mỏi. Thế nhưng nỗi nhớ không âm vọng để chỉ hồi ức đến những khó khăn, gian khổ mà còn là một điểm tựa để người lính làm nổi bật vẻ đẹp lạc quan của mình. thiên nhiên núi rừng tây tiến vốn được mệnh danh là xứ ma thiêng nước độc với biết bao khắc nghiệt, hiểm nguy. Song, bằng cái nhìn đầy thi vị, những người lính Tây Tiến lại phát hiện ra những đẹp lung linh, đãi vàng trọng quặng để hình dung nên hình ảnh đầy lãng mạn

Văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến chi tiết 3 phần-2 

Cung đường Sài Khao - Mường Lát ngày nay[/caption]

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Câu thơ có đến hai liên tưởng độc đáo: hoa về chứ không phải hoa nở, đêm hơi chứ chẳng phải đêm sương. Phải chăng, đó là hình ảnh những ngọn đuốc trong đêm soi sáng đường hành quân như những bông hoa rừng nở rực rỡ trên sườn đèo, dốc núi thăm thẳm. Trong bài phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến, đây là hai hình ảnh nghệ thuật đặc sắc. Ta nghe đâu đây giữa núi rừng hiểm trở cheo leo có hơi thở mệt mỏi của những chàng trai đất Hà thành, nhọc nhằn trên những chặng đường chông chênh. Thế mà trái tim nhạy cảm, tình yêu tha thiết với đất và người tây Bắc, họ như nghe được hơi thở, nhịp đập trên đất Mường Lát khi màn đêm buông xuống. Quang Dũng như một phóng viên lia ống kính để mở ra trước mắt người đọc một thước phim núi non hùng vĩ, hiểm trở, cheo leo

3, Hướng dẫn dàn ý phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến khổ 2

 

Đến đoạn thơ này, giọng thơ bỗng trở nên gân guốc, rắn rỏi, dồn dập, góp phần nhấn mạnh vào địa thế hiểm trở, đồng thời giúp người đọc cảm nhận bước chân chắc nịch của đoàn binh Tây Tiến in hằn trên sỏi đá. Một loạt những từ láy giàu chất tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, hùng vĩ, núi non trùng trùng điệp điệp. Điệp từ dốc lặp lại hai lần trong một câu thơ góp phần thể hiện địa thế cheo leo, chênh vênh, lắm thác, nhiều ghềnh, làm nổi bật lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng trong tây tiến

Thì ra Tây Bắc là nơi ngự trị của núi cao, dốc sâu, vực thẳm, rừng dày, dốc cứ dốc, đèo cứ đèo, núi cao chót vót, vực sâu thăm thẳm khôn xiết

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Văn mẫu phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến chi tiết 3 phần-3

Đỉnh Pha Luông hùng vĩ và nên thơ

Khi phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến, ta nhận thấy Quang Dũng sử dụng nhiều thanh trắc phối hợp với giọng thơ rắn rỏi hòa cùng những từ giàu chất tạo hình để đẩy Tây Bắc lên tới đỉnh cao của chênh vênh, cheo leo trở thành mối thử thách của con người. Vậy nên chặng đường Tây Tiến hành quân là chặng đường chinh phục thiên nhiên, chinh phục khó khăn và trên hết là chinh phục chính mình.

Đặc biệt câu thơ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống như bẻ đôi câu thơ ra làm hai nửa. Bởi cách ngắt nhịp 4/3 tạo thành tiểu đối giữa cao và sâu, giữa lên và xuống, dường như câu thơ có sự chuyển động căng đầy ra hai phía: núi cao chất ngất, vực sâu khôn cùng để lại một Tây Bắc dữ dội, huyền bí như một ẩn số đối với con người. con đường hành quân của người lính Tây Tiến khiến ta liên tưởng đến con đường chinh chiến của người chinh phu nơi chiến trận thuở nào

Hình khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao

Giữa những thanh điệu gồ ghề, tắc trở khi diễn tả con đường tây bắc, câu thơ tiếp theo lại được vẽ bằng nét bút mềm mại của những thanh bằng. Ở bước lập dàn ý bức tranh thiên nhiên trong tây tiến, học sinh cần chú ý phân tích riêng câu thơ đặc sắc này.

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Cụ thể, Quang Dũng đã lấy lại cân bằng cảm xúc cho người đọc bằng câu thơ hoàn toàn bằng thanh bằng. Nhịp thơ được ngắt theo cấu trúc 2/2/3 vừa gợi cảm giác thoáng đãng, êm ả, nhẹ nhàng, vừa diễn tả không gian bao la, trải dài trước mắt người lính. Các anh nhìn trời để thấy chiều cao vời vợi, nhìn vực để thấy thăm thẳm độ sâu. Đến câu thơ này, họ dừng chân bên dốc núi, họ phóng tầm mắt ra xa để thấy nhà ai như ẩn như hiện trong không gian mịt mùng sương rừng mưa núi. Đang ở nơi rừng thiêng nước độc mà tác giả tưởng tượng ngôi nhà của đồng bào dân tộc bồng bềnh trôi giữa biển khơi. Đó quả là một sự liên tưởng độc đáo, sáng tạo.

Tây Tiến là đơn vị bộ đội thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động suốt miền núi tây Bắc từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa cho tới miền tây Thanh Hóa. Qua bài phân tích bức tranh thiên nhiên tây tiến nói riêng và cả bài thơ nói chung, người đọc càng thấu hiểu được những khó khăn, gian khổ ở nơi còn rất hoang vu, hiểm trở, núi cao, sông sâu này. Những người lính chết vì sốt rét còn nhiều hơn vì súng đạn. Song chính hoàn cảnh gian khổ đó đã làm nổi bật lên chân dung người lính Tây Tiến vừa oai hùng khỏe khoắn vừa hào hoa thanh lịch.

Mọi thông xin mời liên hệ:

  • Sách CCBook – Đọc là đỗ
  • Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Đống Đa, Hà Nội
  • Hotline: 024.3399.2266
  • Email: [email protected]

Nguồn: CCBook.vn

 

 

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: