Phân tích toàn bộ đề văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất

04/05/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
Phân tích toàn bộ đề văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chi tiết nhất

Đã hơn một thế kỉ trôi qua, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn vang vọng mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam yêu nước. Bởi trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá tri về nội dung lẫn nghệ thuật như Lục Vân Tiên. Và đặc biệt, qua tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc, ta thấy được một hình tượng thật đẹp về người nông dân nghĩa sĩ trong buổi đầu chống Pháp.

Nghị luận văn học chí phèo: sự tha hóa và thức tỉnh

Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học Tràng Giang toàn bộ 4 khổ thơ

Phân tích bài thơ vội vàng của Xuân Diệu - một hồn thơ sôi nổi, tha thiết yêu đời

Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

1, Hướng dẫn viết bài nghị luận văn tế nghĩa sĩ cần giuộc: Sơ lược về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Nửa cuối thế kỉ XIX là giai đoạn biến động mạnh mẽ của dân tộc ta, được đánh dấu bằng cuộc xâm lược của Thực dân Pháp. Cảnh nước mất nhà tan, muôn dân đau khổ khiến cho bao người phải rơi lệ, bao sĩ phu yêu nước phải cầm bút.

Trong bài nghị luận văn tế nghĩa sĩ cần giuộc ta cần chú ý đến thời đại của tác phẩm. Tác phẩm được viết theo thể loại văn tế – một thể loại thường dùng riêng các tác phẩm văn học thể hiện tấm lòng đối với người đã khuất. Văn tế sử dụng lối văn biền ngẫu, từng vế sóng đôi tạo nên sự nhịp nhàng cân đối gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

2, Hướng dẫn phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc đoạn thứ nhất

Khi đọc “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” ta không chỉ thấy ở đó tấm lòng cảm phuc kính trọng đối với những người nghĩa sĩ mà còn bắt găp một bức tranh chân thực về cuộc sống, cuộc đời của họ – những người nông dân khoác áo nghĩa binh. Mở đầu bài văn tế người đọc bắt gặp ở đó hoàn cảnh của cuộc chiến đấu và ý nghĩa cao cả của sự hi sinh:

“Súng giặc đất rền;

Lòng dân trời tỏ

Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao;

một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ”

Đứng trước hoàn cảnh đau thương ấy, không phải ai cũng dũng cảm đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Chỉ có những người nông dân vốn yêu chuộng hòa bình, yêu nước họ mới dũng cảm quên mình dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngại hi sinh.

Hình ảnh người nghĩa sĩ - người nông dân Nam Bộ

 

Người nông dân Nam Bộ trong cảm nhận 15 câu đầu bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc vốn hiền lành chất phác chỉ biết “cui cút làm ăn” nhưng vẫn “toan lo nghèo khó”. Riêng từ “cui cút” thôi cũng đủ độc giả hiểu được cuộc sống của họ. Họ làm việc một cách chăm chỉ, lặng lẽ nhưng chẳng ai đoái hoài. Cuộc sống của họ vốn “một nắng hai sương ”, “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để làm ra hạt lúa, củ khoai lo từng bữa ăn. Cái cuộc sống nghèo khổ ấy khiến họ hăng say lao động hơn, không hề biết đến binh đao:

“Chưa quen cung ngựa, đâu đến trường nhung;

chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập sung, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”

Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Đôi bàn tay họ chai sạn vì cần cù lao động cầm cuốc cầm cày chứ không phải vì cầm súng. Họ luôn mong chờ tin tức của triều đình nhưng đã mười tháng rồi nào đâu cũng chẳng thấy: “Tiếng phong hạc phập phòng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trong mưa”. Họ luôn sống trong nỗi phập phòng lo sợ biết tới khi nào: “Thánh đế ân soi thấu” để họ được nhận “Một trận mưa nhuần rửa núi sông”.

 

3, Hướng dẫn phân tích văn tế nghĩa sĩ cần giuộc đoạn thứ hai

Tuy vẫn người nông dân ấy trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng Nguyễn Đình Chiểu đã nhìn thấy ở họ một sức sống tiềm tàng, họ mang trong mình dòng máu nóng của lòng căm thù mãnh liệt:

 “Bữa thấy bòng bong che lớp trắng, muốn đến ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”

 “…… mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”

Một hình ảnh so sánh rất gần gũi: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Cỏ đối với nhà nông là kẻ thù nguy hiểm bởi nó sẽ đe doạ và cướp đi sự no ấm, sự bội thu mùa màng khiến gia đình họ sẽ nghèo đói hơn.Và Thực dân Pháp cũng vậy, chúng là kẻ thù “ không đội trời chung” bởi chúng cướp ruộng vườn, tàn sát nhân dân ta.

[caption id="attachment_991" align="aligncenter" width="600"]Văn mẫu: nghị luận văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu-3 Những người nông dân Nam Bộ hiền lành chất phác song cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường[/caption]

Ý thức trách nhiệm với quê hương

 

Không chỉ vậy Nguyễn Đình Chiểu còn phát hiện ra một phẩm chất cao quý ở người nông dân bình dị chất phác ấy là ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc, quê hương. Họ sẵn sàng “làm quân chiêu mộ” không ngại khó khăn nguy hiểm luôn đến với họ bất kì lúc nào.

Với những chi tiết miêu tả ấy, hình tượng người nghĩa sĩ trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc hiện lên rực rỡ. Với lòng yêu nước họ chẳng thèm “trốn ngược trốn xuôi”, cũng “chẳng đợi ai đòi ai bắt”. Họ là nghĩa binh nhưng không hề có áo giáp, trên tấm thân ấy chỉ là một manh áo vải – manh áo nâu bạc màu của đất, màu quê hương đậm đà. Họ cũng không có súng, không có khiên, chỉ chiến đấu với lưỡi dao phay, ngọn tầm vong, với “hoả mai đánh bằng rơm con cúi”.

Sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

 

Người nghĩa sĩ biết rằng bước vào chiến trường tức là đối diện với tử thần nhưng họ vẫn dấn thân vào với tâm hồn thanh thản. Những cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ cần giuộc đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa rõ nét qua những chi tiết đó.

Họ đã gác sang một bên chuyện gia đình vợ con trong lòng họ lúc này chỉ có ánh sáng của yêu nước và ý chí của lòng căm thù. Và ánh sáng ấy đã chỉ lối cho họ dũng cảm chiến đấu để rồi cũng thanh thản hi sinh như “cày xong thửa ruộng”. Họ đã ngã xuống trên chính quê hương của mình.

Trong bài nghị luận văn tế nghĩa sĩ cần giuộc ta thấy được sự hi sinh của những người nghĩa sĩ ấy khiến cho bao người thân của họ phải đớn đau: mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa cha…

Nguyễn Đình Chiểu đã phát hiện ra phẩm chất cao quý của người nghĩa sĩtiềm ẩn đằng sau manh áo vải, đằng sau cuộc đời vất vả lam lũ ấy là tinh thần chiến đấu không ngại gian khổ, hi sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc, họ bỗng chốc “Rũ bùn đứng dậy sáng loà” (Đất nước – Nguyễn Đinh Thi). Nếu không có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng nồng nàn yêu nước thì Nguyễn Đình Chiểu đã không cho chúng ta sống lại những giây phút hào hùng của dân tộc.

Tiểu kết

 

Những người nghĩa sĩ họ thật sự đã ra đi mãi mãi nhưng sự hi sinh của họ góp phần điểm tô thêm sắc thắm cho sợi chỉ đỏ của lòng yêu nước đã xuyên suốt lịch sử dân tộc ta.

Qua tác phẩm văn tế nghĩa sĩ cần giuộc Nguyễn Đình Chiểu đã tạc vào thời gian bức tượng đài nghệ thuật ngôn từ hết sức đặc sắc về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong buổi đầu chống Pháp. Qua hình tượng người nông dân nghĩa sĩ, chúng ta càng thêm yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của con người Việt Nam – những con người giàu lòng yêu nước sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Nguồn: ccbook.vn

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: