TẢI NGAY 1000 câu bài tập lý thuyết hóa 12 phần vô cơ chi tiết nhất

29/04/2021 Đăng bởi: cầu Công ty cổ phần CCGroup toàn
TẢI NGAY 1000 câu bài tập lý thuyết hóa 12 phần vô cơ chi tiết nhất

Trong đề thi THPT Quốc gia môn Hóa, các câu lý thuyết chiếm đến gần 50%, trải đều trong các chương phần vô cơ và hữu cơ. Dưới đây là phần tổng hợp 1000 câu bài tập lý thuyết hóa 12 vô cơ có trong đề thi THPT Quốc gia, các em tải về làm và nhớ check đáp án chi tiết nhé. Link download nằm ở cuối bài viết

FREE 1000 lộ trình ôn thi chi tiết theo tuần giành 9-10 thi THPT Quốc gia 2021

Link tải PDF bộ 50 đề và sách luyện thi 2021 cho 2k3 thi THPT Quốc gia

3 dạng bài tập về sắt giúp em ăn chắc điểm 9 Hóa THPT Quốc gia 2021

Đột phá 8+ Hóa tái bản 2020 tập 1 - tập 2

Bài tập lý thuyết hóa 12 Chuyên đề 1: Đại cương kim loại

Câu 1. Trong các kim loại, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là?
A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm

Câu 2. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Wonfam B. Sắt C. Đồng D. Kẽm

Câu 3. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (khối lượng riêng nhẹ nhất) trong các kim loại?
A. Liti B. Natri C. Kali D. Rubidi

Câu 4 bài tập lý thuyết hóa 12. Trong số các kim loại: Ag, Hg, Cu, Al. Kim loại nào nặng nhất?
A. Ag B. Hg C. Cu D. Al

Câu 5. Kim loại nào sau đây cứng nhất trong số tất cả các kim loại?
A. Vonfam (W) B. Crom (Cr)

C. Sắt (Fe) D. Đồng (Cu)

Câu 6. Trong số ác kim loại, kim loại nào có độ dẫn điện kém nhất?
A. Thủy ngân (Hg) B. Ti tan (Ti)

C. Chì (Pb) D. Thiếc (Sn)

Câu 7. Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng tính dẫn điện?
A. Cu, Ag, Au, Ti B. Fe, Mg, Au, Hg

C. Fe, Al, Cu, Ag D. Ca, Mg, Al, Fe

Câu 8. Dung dịch FeSO4 bị lẫn CuSO4. Để loại bỏ CuSO4 có thể ngâm vào dung dịch kim loại nào sau đây?
A. Fe B. Al C. Zn D. Na

Câu 9. Cho các dãy kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng tính khử?
A. Al, Fe, Zn, Mg. B. Ag, Cu, Mg, Al.
C. Na, Mg, Al, Fe. D. Ag, Cu, Al, Mg.

Bài tập lý thuyết hóa 12 Chuyên đề 2: Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm (2 câu)

Câu 1. Dung dịch nào sau đây không tác dụng với Al2O3?
A. HCl. B. NaCl. C. NaOH. D. Ba(OH)2.

Câu 2. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl?
A. CaCO3. B. Ca(OH)2. C. Na2CO3. D. Ca(HCO3)2.
C

âu 4. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng đôlômit. B. quặng pirit. C. quặng manhetit. D. quặng boxit.

Câu 5. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên

Câu 6 bài tập lý thuyết hóa 12. Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Ca. B. Na, K, Ba. C. Li, Na, Mg. D. Mg, Ca, Ba.

Câu 7. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO.
C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3.

Câu 8. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A. II, III và VI. B. I, II và III. C. I, IV và V. D. II, V và VI.

Câu 9. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.

Bài tập lý thuyết hóa 12 Chuyên đề 3: sắt và các hợp chất của sắt (2 câu)

Câu 1. Loại quặng chứa hàm lượng sắt lớn nhất là:
A. Hematit nâu B. Hematit đỏ

C. Xiderit D. Manhetit

Câu 2 bài tập lý thuyết hóa 12. Tecmit là hỗn hợp được sử dụng để hàn đường ray xe lửa. Hỗn hợp tecmit gồm các chất?
A. Al2O3 và Fe. B. Al và CuO

C. Al và Fe2O3 D. Al và FeO

Câu 3. Đốt Fe trong khí clo thiếu thu được hỗn hợp gồm 2 chất rắn. Hãy cho biết thành phần của chất rắn đó:
A. FeCl2 và FeCl3 B. FeCl3 và Fe

C. FeCl2 và Fe D. đáp án khác.

Câu 4. Cho các chất sau: HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và CO2 . Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch FeCl3
A. HCl, KI, Al, Cu, AgNO3, HNO3 và CO2 B. HCl, KI, Al, Cu, AgNO3.
C. KI, Al, Cu, AgNO3. D. Al, Cu, AgNO3.

Câu 5. Cho biết trong các phản ứng sau :
2FeCl3 + Mg ->  MgCl2 + FeCl2 (1)

3Cu + 2FeCl3 ->  3CuCl2 + 2Fe (2)
Mg + FeCl2 -> MgCl2 + Fe (3)

2FeCl3 + Fe ->  3FeCl2 (4)
Phản ứng đúng là:
A. (1), (3) và (4) B. (2) và (4)

C. (1) và (2) D. (1) và (4)

Câu 6. Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu và Ag vào dung dịch chứa duy nhất chất tan Y dư, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thì thu được duy nhất kết tủa là Ag với khối lượng đúng bằng khối lượng Ag trong hỗn hợp X. Xác định Y
A. FeCl3 B. Cu(NO3)2

C. AgNO3 D. tất cả đều đúng.

Bài tập lý thuyết hóa 12 Chuyên đề 4: Nito, phốt pho, cacbon, sillic

Câu 1. Tìm phát biểu chưa đúng
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước
B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion
C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và Axit
D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm

Câu 2. Chọn phát biểu đúng
A. Các muối amoni đều lưỡng tính
B. Các muối amoni đều thăng hoa
C. Urê cũng là muối amoni
D. Phản ứng nhiệt phân NH4NO3 là phản ứng tự oxi hóa, tự khử

Câu 3 bài tập lý thuyết hóa 12. Cho Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. Cu sẽ tan nếu thêm vào đó.
A. Muối KNO3 B. Khí O2
C. Dung dịch HNO3 D. Tất cả đều đúng

Câu 4. Axit nitric (HNO3) tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ Axit nitric đặc trong phòng thí
nghiệm có màu nâu vàng hoặc nâu là do.
A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu
B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu
C. HNO3 bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng
D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Bài tập lý thuyết hóa 12 Chuyên đề 5: Chất điện ly

Câu 1. Chất điện li là:
A. Chất tan trong nước B. Chất dẫn điện
C. Chất phân li trong nước thành các ion D. Chất không tan trong nước

Câu 2. Dung dịch nào dẫn điện được
A. NaCl B. C2H5OH C. HCHO D. C6H12O6

Câu 3. Chất nào không là chất điện li
A. CH3COOH B. CH3COONa C. CH3COONH4 D. CH3OH

Câu 4. Cho các chất: NaOH, Na2CO3, Ca(OH)2, CaCO3, CH3COONa, C2H5OH, C2H5ONa, HCl, H2SO4, BaCl2, BaSO4. Số các chất khi cho thêm nước tạo thành dung dịch dẫn điện là:

A. 11 B. 8 C. 9 D. 10

Câu 5 bài tập lý thuyết hóa 12. Cho các chất: NaCl (dung dịch), KCl (rắn), CaCO3 (rắn), Pb(NO3)2 (dung dịch), PbSO4 (rắn), Na2O (rắn), Ba (rắn), Fe (rắn), C6H12O6 (dung dịch), nước cất, oleum. Số chất điện ly trong nước là?
A. 6 B. 11 C. 9 D. 8

Câu 6. Cho các chất khí :NH3, Cl2, SO2, CO2, SO3, HCl, HF, HBr, F2, H2O, O2, H2. Số chất điện li là
A. 4 B. 5 C. 8 D. 12

Câu 7. Chất nào sao đây dẫn điện
A. NaCl nóng chảy B. CaCO3 nóng chảy
C. AlCl3 nóng chảy D. 2 trong 3 chất đã cho

Câu 9 bài tập lý thuyết hóa 12. Chọn câu đúng
A. Mọi chất tan đều là chất điện li B. Mọi axit mạnh đều là chất điện li
C. Mọi axit đều là chất điện li D. Cả ba câu đều sai

Câu 10. Chọn câu đúng
A. Các muối của kim loại kiềm đều là các chất điện li mạnh
B. Tất cả các chất điện li đều ít nhiều tan trong nước
C. Các chất hữu cơ đều là các chất điện li yếu
D. Chỉ khi tan trong H2O,các chất mới phân li thành ion

LINK TẢI TÀI LIỆU

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: