Có một kỳ thi đại học được xem là khắc nghiệt nhất thế giới, bạn có biết?

18/05/2021 Đăng bởi: Công ty cổ phần CCGroup toàn cầu
Có một kỳ thi đại học được xem là khắc nghiệt nhất thế giới, bạn có biết?

Gần 10 triệu thí sinh tham gia thi Đại học mỗi năm; tỷ lệ chọi 1/200; học sinh ôn thi 15 tiếng mỗi ngày; giám thị sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt thí sinh; thí sinh gian lận bị phạt 3-7 năm tù; thí sinh quá áp lực đến mức tự tử,… Kỳ thi vào Đại học khắc nghiệt nhất thế giới tại Trung Quốc khiến không ít người “rùng mình”.

Đỉnh điểm mỗi mùa hè trên đất nước chúng ta là sức nóng, áp lực của kỳ thi THPTQG. Nhưng teen biết không, có một mùa hè khác, “nóng” hơn, căng thẳng hơn gấp trăm lần, ấy là ở đất nước triệu dân – Trung Quốc, nơi mỗi năm có tới gần 10 triệu thí sinh tham gia kỳ thi vào Đại học được xem là khắc nghiệt nhất thế giới.

Kì thi Đại học có tỷ lệ choi “khủng khiếp”: 1/200

Kỳ thi vào Đại học ở Trung quốc có tên gọi là Gaokao diễn ra vào tháng 6 hàng năm, với 3 môn bắt buộc là Tiếng Trung, Toán học, Anh văn và một môn tự chọn. Mặc dù chỉ kéo dài trong 2 ngày, nhưng học sinh phải chuẩn bị tới 12 năm – theo đúng nghĩa đen – về khối lượng kiến thức, để có đủ hành trang bước vào “cuộc chiến” với tỷ lệ chọi 1/200: 10 triệu người thi – lấy 50.000 người.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong những năm gần đây, chỉ có dưới 700.000 thí sinh có nguyện vọng thi Đại học, chưa năm nào tỷ lệ chọị vượt ngưỡng 1/9. Bằng phép so sánh nhỏ này, có thể thấy sĩ tử tại Trung Quốc phải chịu áp lực cạnh trnh cực kỳ khủng khiếp.

Kỳ thi Gaokao tại Trung Quốc có tỷ lệ chọi “khủng khiếp”: 1/200.

Giám thị sử dụng công nghệ cao để phát hiện gian lận

Gaokao được đánh giá là một trong những kỳ thi nghiêm ngặt nhất thế giới, với sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát Trung Quốc; thí sinh phải trải qua nhiều kiểm tra khắt khe như: Công nghệ nhận diện khuôn mặt, xác nhận vân tay, quét cơ thể qua thiết bị phát hiện kim loại.

Lực lượng an ninh tham gia để bảo đảm trật tự, an toàn và phát hiện gian lận trong kỳ thi Gaokao

Giám thị của kỳ thi Gaokao kiểm tra thí sinh bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Ảnh: VCG

Nếu như tại Việt Nam, mức phạt áp dụng cho thí sinh gian lận ở mức tài chính tối đa 10 triệu đồng, thì tại Trung quốc, luật pháp quy định từ năm 2016, thí sinh bị phát hiện gian lận sẽ bị phạt từ 3-7 năm tù, cấm thi từ 1-3 năm. Tuy nhiên, do áp lực đỗ trượt, một số thí sinh vẫn mạo hiểm sử dụng “phao cứu trợ”, các thiết bị công nghệ gian lận tinh vi.

Cảnh sát phát hiện gian lận công nghệ cao trong chiếc kính của thí sinh.

Gian lận tinh vi trong bút viết của thí sinh

 

Ngoài giám thị trực tiếp, còn có đội ngũ giám thị giám sát toàn bộ các phòng thi qua camera. Với hình thức này, không có nhiều gian lận qua mắt được giám thị.

Kỳ thi quyết định đời người: hoặc thành công - hoặc thất bại

Một trong những nguyên nhân khiến kỳ thi Gaokao đáng sợ nhất thế giới là bởi, tại Trung Quốc, phần đa giới trẻ tin rằng Đại học là con đường duy nhất để đổi đời, một cơ hội duy nhất cho hy vọng sau này kiếm được công việc tốt.

Kỳ vọng quá lớn từ gia đình cũng gây áp lực nặng nề lên thí sinh. Nhiều bậc cha mẹ dạy dỗ con cái từ nhỏ, rằng đỗ đại học mới là thành công, thất nghiệp bị coi là một thảm họa; thậm chí không có bằng đại học sẽ bị coi thường trong xã hội, khó lập gia đình. Không ít gia đình đưa con vào khuôn khổ ôn thi từ bậc học Trung học cơ sở. Học sinh cuối cấp lao vào học như robot với thời gian ôn thi đến 15 tiếng mỗi ngày.

Học sinh ôn thi với cường độ cao và kiến thức khổng lồ

Cha mẹ đặt kỳ vọng rất lớn vào thi sinh

Học sinh ôn thi kiệt sức, phải thở bằng oxy, nhưng vẫn cố gắng ôn bài cho kỳ thi sắp tới.

Hàng năm, khi bước vào kỳ cao khảo, không khí căng thẳng bao trùm toàn bộ Trung Quốc. Sĩ tử bước vào kỳ thi mang theo áp lực nhất định phải đỗ của bản thân, kỳ vọng của gia đình, bạn bè. Mỗi năm, người dân Trung quốc không khỏi ám ảnh bởi cái chết của một số sĩ tử vì quá khủng hoảng, áp lực, thất vọng, đã tìm đến cái chết sau khi bước ra khỏi phòng thi.

Hàng năm, khi bước vào kỳ cao khảo, không khí căng thẳng bao trùm toàn bộ Trung Quốc. Sĩ tử bước vào kỳ thi mang theo áp lực nhất định phải đỗ của bản thân, kỳ vọng của gia đình, bạn bè.

Nhìn những gì sĩ tử nước bạn đang trải qua, 2k1 nước mình vẫn thấy “dễ thở” hơn nhiều đúng không các em? Động lực là đây chứ đâu. Nỗ lực hết mình vì tương lai tốt đẹp nhé, 2k1! ^^

Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi - 02439996268
hoặc

  Hỗ trợ trực tuyến
popup

Số lượng:

Tổng tiền: